7. Kết cấu của luận văn
1.2.3. Quản lý trong phát triển xuất khẩu lao động
Quản lý trong phát triển XKLĐ là một loại hình quản lý kinh tế - xã hội gắn liền với yếu tố con ngƣời, đóng vai trò quyết định đến sự thành công của hoạt động đƣa ngƣời lao động ra nƣớc ngoài làm việc. Có thể hiểu “Quản lý là sự tác động có kế hoạch, sắp xếp tổ chức,chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn, kiểm tra của chủ thể quản lý (cá nhân hay tổ chức) đối với các quá trình xã hội và hoạt động của con người, để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đề ra của tổ chức và đúng ý chí của nhà quản lý, với chi phí thấp nhất” [20, tr.341].
- Người lao động làm việc ở nước ngoài
- Tổ chức xuất khẩu lao động
- Người sử dụng lao động
- Các tổ chức giới thiệu việc làm, cung ứng lao động xuất khẩu
- Người môi giới nước ngoài.
- Nhà nước.
Quản lý trong phát triển XKLĐ bao gồm quản lý nhà nƣớc về xuất khẩu lao động, quản trị XKLĐ của các doanh nghiệp và tổ chức XKLĐ và quản lý ngƣời lao động làm việc ở nƣớc ngoài hay còn gọi là quản lý lao động xuất khẩu.
1.2.3.1. Quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động
Hoạt động quản lý của nhà nƣớc trong xuất khẩu lao động đƣợc gọi là quản lý nhà nƣớc về xuất khẩu lao động, “Là toàn thể quan điểm, tư tưởng, mục tiêu, cách thức, các giải pháp nhằm tổ chức bộ máy, thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về lao động, việc làm, phát triển nguồn nhân lực trong xuất khẩu lao động, gồm xây dựng chiến lược, ban hành pháp luật, chính sách, kiểm tra, thanh tra nhà nước trong xuất khẩu lao động để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong việc tổ chức và điều
hành hoạt động xuất khẩu lao động theo pháp luật” [18, tr. 24].
XKLĐ là loại hàng hóa tƣ đặc biệt đƣợc chi phối của các qui luật kinh tế thị trƣờng, nhƣng hoạt động này cũng không thể thả nổi cho thị trƣờng tự nó quyết định mà phải có sự quản lý của nhà nƣớc cùng với sự hỗ trợ từ nhiều phía của xã hội để cho XKLĐ có hiệu quả và phục vụ mục đích phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc.
Nhà nƣớc với vai trò và chức năng của mình trong nền kinh tế thực hiện việc quản lý xuất khẩu lao động thông qua các nội dung cơ bản sau:
Nhà nước thiết kế, xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động, cơ
quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất trong quản lý nhà nƣớc về xuất khẩu lao động là Quốc hội; Chính phủ là cơ quan hành pháp nhà nƣớc cao nhất, thực hiện thống nhất quản lý nhà nƣớc về xuất khẩu lao động trong phạm vi cả nƣớc; Các cơ quan bảo vệ pháp luật gồm Viện Kiểm sát và Tòa án. Thay mặt Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về xuất khẩu lao động là Bộ Lao động trên cơ sở phối hợp với các Bộ, ngành liên quan (Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Y tế, Ngân hàng nhà nƣớc); Giúp việc cho Bộ Lao động là Cục quản lý Lao động xuất cƣ, ở Việt Nam là Cục Quản lý Lao động Ngoài nƣớc thuộc Bộ LĐ, TB và XH. Chính quyền cấp địa
phƣơng thực hiện quản lý nhà nƣớc về xuất khẩu lao động trong phạm vi địa phƣơng của mình. Ngoài ra còn mạng lƣới các Cơ quan đại diện ngoại giao tại nƣớc ngoài với Ban quản lý lao động trực thuộc.
Nhà nước tạo lập hệ thống pháp luật, chính sách, chế độ cho xuất khẩu lao động,
thông qua xây dựng chiến lƣợc phát triển XKLĐ, chiến lƣợc phát triển thị trƣờng, tạo nguồn lao động, đội ngũ doanh nghiệp, chính sách tài chính, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và ngƣời lao động tham gia XKLĐ.. cùng với việc ban hành các bộ luật, văn bản dƣới luật, các quy phạm, quy định liên quan đến XKLĐ, Nhà nƣớc thống nhất quản lý XKLĐ và tạo sự thông thoáng cho các doanh nghiệp và ngƣời lao động phát huy tối đa khả năng của mình khi tham gia chƣơng trình XKLĐ quốc gia.
Thực hiện chế độ tài chính về XKLĐ thống nhất đối với người lao động và doanh nghiệp XKLĐ, Nhà nƣớc quản lý thông qua các nghĩa vụ tài chính nhƣ tiền đặt cọc, tiền dịch vụ, tiền môi giới, các loại lệ phí, học phí đào tạo giáo dục định hƣớng, tiền bảo hiểm xã hội, phí quản lý cho nhà nƣớc, phí khám sức khỏe... nhằm bảo vệ một cách hợp pháp, hài hoà các lợi ích giữa các bên tham gia trong XKLĐ.
Thực hiện việc cấp, đình chỉ và thu hồi giấy phép xuất khẩu lao động, XKLĐ là
loại hình hoạt động đặc thù, các tổ chức đƣợc thành lập theo pháp luật muốn thực hiện dịch vụ xuất khẩu lao động phải có thêm các điều kiện đƣợc quy định bởi pháp luật, Nhà nƣớc quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xin giấy phép XKLĐ, thực hiện việc cấp, gia hạn giấy phép XKLĐ, đồng thời kiểm tra, ra quyết định chấm dứt hiệu lực, thu hồi giấy phép XKLĐ của các doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả hoặc đã hết hạn hoạt động hoặc vi phạm pháp luật.
Quản lý thống nhất mọi hoạt động xuất khẩu lao động của các tổ chức, cá nhân
tham gia xuất khẩu lao động, mọi hoạt động của các tổ chức, cá nhân tham gia XKLĐ
đều phải đƣợc thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Tiến hành thanh tra, kiểm tra thực hiện luật pháp liên quan đến thị trƣờng lao động. Trong đó, thiết lập hệ thống thanh tra Nhà nƣớc về lao động với sự tham gia kiểm tra, giám sát của tổ chức công đoàn và tự giám sát của doanh nghiệp.
1.2.3.2. Quản trị phát triển xuất khẩu lao động tại các doanh nghiệp
Quản trị XKLĐ là hoạt động chính của các tổ chức XKLĐ theo chức năng và nhiệm vụ đƣợc ghi trong giấy phép XKLĐ, là hoạt động sản xuất kinh doanh của DN hƣớng tới lợi nhuận và hiệu quả trong khuôn khổ cho phép của pháp luật.
Sơ đồ 1.2: Quy trình quản trị phát triển xuất khẩu lao động tại doanh nghiệp
Trên cơ sở chiến lƣợc phát triển XKLĐ, các tổ chức đề ra kế hoạch dài hạn và ngắn hạn và thực hiện quy trình quản trị hiệu quả hoạt động XKLĐ.
Tìm kiếm, ký kết và thẩm định hợp đồng cung ứng lao động, là hoạt động phát
triển thị trường XKLĐ của DN, là khâu đầu tiên đồng thời cũng là khâu quan trọng
nhất trong quy trình quản trị XKLĐ tại các tổ chức XKLĐ.
Sơ đồ 1.3: Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động
Hiện nay có 2 chiến lƣợc phát triển thị trƣờng XKLĐ đó là: chiến lƣợc phân tán thị trƣờng và chiến luợc tập trung thị trƣờng. Phân tán thị trƣờng là chiến lƣợc phát
triển thị trƣờng theo bề rộng, nhằm đƣa đƣợc lao động đi càng nhiều thị trƣờng càng tốt còn tập trung thị trƣờng là chiến lƣợc phát triển thị trƣờng theo bề sâu, nhằm tập trung đƣa LĐ đến một số thị trƣờng nhất định.
Lựa chọn chiến lƣợc nào các DN cần phải xem xét đến các yếu tố sau:
+ Nguồn lao động xuất khẩu: Đƣợc phản ánh thông qua số lƣợng và chất lƣợng
lao động sẵn sàng tham gia xuất khẩu lao động. Nếu lao động phổ thông, lao động tay nghề thấp với số lƣợng lớn thì chọn chiến lƣợc phân tán thị trƣờng, nếu lao động tay nghề cao, chuyên gia với số lƣợng không nhiều thì chọn chiến lƣợc tập trung thị trƣờng.
+ Điều kiện thị trường tiếp nhận: Gồm các đặc điểm phản ánh tiền năng thị trƣờng (nhu cầu lao động, thu nhập, điều kiện sống, quy mô, chính sách tiếp nhận lao động,...). Nếu tiềm năng thị trƣờng tiếp nhận nhỏ thì nên chọn chiến lƣợc phân tán thị trƣờng, nếu tiềm năng thị trƣờng tiếp nhận lớn thì chọn chiến lƣợc tập trung thị trƣờng. + Năng lực cạnh tranh của DNXKLĐ: Là khả năng tiếp cận, xâm nhập và giữ vững thị trƣờng. Nếu năng lực cạnh tranh mạnh, có khả năng cùng một lúc tiếp cận và xâm nhập nhiều thị trƣờng thì chọn chiến lƣợc phân tán thị trƣờng, nếu năng lực cạnh tranh yếu thì chọn chiến lƣợc tập trung thị trƣờng.
Chọn chiến lƣợc nào là phụ thuộc vào năng lực và trình độ quản lý của lãnh đạo và điều kiện của từng DN XKLĐ, mỗi DN có thể áp dụng từng chiến luợc hoặc kết hợp các chiến lƣợc phát triển thị trƣờng XKLĐ với nhau. DN cần xây dựng các phát triển cho từng thị trƣờng XKLĐ của riêng mình.
Thông thƣờng các doanh nghiệp thông qua các quan hệ để tiếp cận đến các nghiệp đoàn, các hiệp hội sử dụng lao động nƣớc ngoài, các công ty môi giới hoặc chủ sử dụng lao động nƣớc ngoài nhằm tìm kiếm các hợp đồng cung ứng lao động. Tuy vậy, hiện nay rất ít doanh nghiệp XKLĐ ký đƣợc hợp đồng trực tiếp với chủ sử dụng lao động, mà phần lớn phải qua các công ty hoặc cá nhân môi giới. Điều này làm cho rủi ro trong XKLĐ tăng cao, doanh nghiệp vừa phải tìm hiểu về môi giới, đồng thời vừa phải tìm hiểu kỹ các điều khoản hợp đồng, khả năng tài chính, khả năng sản xuất kinh doanh, phƣơng hƣớng phát triển, nhu cầu sử dụng lao động, điều kiện ăn ở, đi lại của ngƣời lao động, quan hệ chủ thợ, ý thức chấp hành pháp luật của chủ sử dụng lao động... Đây là những công việc vô cùng khó khăn đối với DN XKLĐ vừa và nhỏ hoặc mới tham gia thị trƣờng.
- Tạo nguồn và tuyển chọn lao động xuất khẩu, DN phải thông báo công khai các chỉ tiêu, điều kiện tuyển chọn, quyền lợi và nghĩa vụ ngƣời dự tuyển để ngƣời LĐ nắm bắt đƣợc các thông tin chính xác về chƣơng trình XKLĐ, việc tuyển chọn có thể thực hiện qua nhiều bƣớc và bằng nhiều cách nhƣng phải đảm bảo tuyển đƣợc đúng ngƣời, đúng đối tƣợng đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng LĐ nƣớc ngoài, kết quả tuyển chọn phải đƣợc công bố kịp thời và công khai đến ngƣời trúng tuyển.
- Dạy nghề, ngoại ngữ và giáo dục định hướng là công việc bắt buộc đối với lao
động đã trúng tuyển. Theo nhu cầu của chủ sử dụng nƣớc ngoài tùy khả năng của ngƣời lao động mà tiến hành đào tạo hoặc tái đào tạo nghề, dạy hoặc bổ túc ngoại ngữ và giáo dục định hƣớng cho ngƣời LĐ trƣớc khi đi làm việc ở nƣớc ngoài nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn lao động xuất khẩu. Trong quá trình đào tạo và giảng dạy đồng thời tiến hành theo dõi, sàng lọc đối với các LĐ kém về năng lực, vô tổ chức kỹ luật, không đạt các điều kiện theo yêu cầu của đơn hàng để đảm bảo những ngƣời đi làm việc ở nƣớc ngoài là những LĐ đạt chất lƣợng, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của chủ sử dụng LĐ. Cuối từng khóa học tiến hành thi và cấp bằng hoặc chứng chỉ của doanh nghiệp hoặc quốc gia cho ngƣời LĐ.
- Quản lý lao động làm việc ở nước ngoài là công việc phức tạp nhƣng bắt buộc
đối với các DN XKLĐ theo qui định của pháp luật. Tùy hình thức XKLĐ mà các DN XKLĐ có cách tổ chức quản lý LĐ khác nhau trên cơ sở đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho ngƣời LĐ khi sống và làm việc ở nƣớc ngoài.
- Thanh lý hợp đồng với người lao động là khâu cuối cùng trong quá trình quản trị
XKLĐ của doanh nghiệp. Khi LĐ về nƣớc với bất cứ lý do gì doanh nghiệp XKLĐ phải tiến hành thanh lý hợp đồng đã ký với ngƣời LĐ trƣớc khi đi làm việc ở nƣớc ngoài, việc thanh lý phải tiến hành theo quy định của pháp luật đảm bảo công khai, công bằng và minh bạch, trong trƣờng hợp cụ thể cần có các giải pháp hỗ trợ cho ngƣời LĐ tái hòa nhập cộng đồng tránh tình trạng tái nghèo, tái thất nghiệp đối với LĐ về nƣớc trƣớc hạn hoặc LĐ về nƣớc từ thị trƣờng thu nhập thấp.
- Công tác thông tin, tuyên truyền về XKLĐ đƣợc thực hiện xuyên suốt quá trình
quản trị XKLĐ, đây là công việc phải đƣợc các DN làm thƣờng xuyên, sâu rộng, khoa học nhằm đƣa thông tin về mọi khía cạnh liên quan đến XKLĐ đến đƣợc ngƣời LĐ. Các thông tin phải chính xác, dễ hiểu, đầy đủ, kịp thời nhất là những thông tin có liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của ngƣời LĐ khi tham gia chƣơng trình
XKLĐ của DN. Cách thông tin, tuyên truyền đƣợc làm theo nhiều kênh khác nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp, lời nói hay hình ảnh, chính thức hoặc không chính thức để ngƣời LĐ dễ nắm bắt và tiếp thụ tốt nhất.
1.2.3.3. Quản lý người lao động làm việc ở nước ngoài
Hoạt động quản lý ngƣời LĐ làm việc ở nƣớc ngoài hay còn gọi là quản lý LĐ xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong sự thành công chƣơng trình XKLĐ của mỗi quốc gia. Quản lý LĐ xuất khẩu không phải là hoạt động riêng biệt và chỉ thực hiện khi ngƣời lao động ra nƣớc ngoài làm việc mà hiệu quả của nó phụ thuộc vào toàn bộ quá trình quản lý của các bên tham gia xuất khẩu lao động.
Sơ đồ 1.4: Mô hình quản lý lao động làm việc ở nước ngoài
Trong mô hình quản lý trên, ngƣời lao động làm việc ở nƣớc ngoài là đối tƣợng bị quản lý và là trung tâm của quá trình quản lý lao động xuất khẩu. Ngƣời LĐ phải tự quản lý và chịu trách nhiệm về hành vi của mình khi làm việc ở nƣớc ngoài, chủ động tìm hiểu về chính sách, pháp luật, phong tục tập quán nƣớc tiếp nhận, quyền và nghĩa vụ của bên khi đi làm việc ở nƣớc ngoài. Tự bảo vệ mình trong quá trình làm việc và sinh sống ở nƣớc ngoài trên cơ sở tuân thủ luật pháp nƣớc tiếp nhận và thực hiện nghiêm túc hợp đồng ký với chủ sử dụng lao động. Khi có tranh chấp một mặt giải
quyết trên cơ sở nội quy, quy định của nơi làm việc, các hợp đồng đã ký, pháp luật của nƣớc sở tại đồng thời kịp thời thông báo cho đại diện tổ chức XKLĐ, môi giới XKLĐ, hoặc cơ quan đại diện ngoại giao trong trƣờng hợp vƣợt quá khả năng giải quyết của bản thân. Ngƣời lao động phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với những thiệt hại do vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật nƣớc sở tại và nƣớc xuất cƣ.
Việc quản lý và hỗ trợ ngƣời lao động làm việc ở nƣớc ngoài trƣớc hết thuộc trách nhiệm của tổ chức xuất khẩu lao động, bao gồm: Cung cấp cho ngƣời lao động địa chỉ, số điện thoại của cơ quan đại diện ngoại giao, văn phòng đại diện của tổ chức xuất khẩu lao động, môi giới và chủ sử dụng lao động ở nƣớc tiếp nhận. Phối hợp với đối tác nƣớc ngoài tiếp nhận ngƣời lao động, hƣớng dẫn và giúp đỡ ngƣời lao động nhanh chóng hòa nhập với điều kiện sống và làm việc mới. Thông báo ngay danh sách lao động xuất cảnh cho đại diện ngoại giao nƣớc mình ở nƣớc tiếp nhận. Phải cử cán bộ quản lý đến những thị trƣờng đặc thù, thị trƣờng có nhiều lao động nhằm tổ chức quản lý, hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của ngƣời lao động làm việc ở nƣớc ngoài, phối hợp với đối tác nƣớc ngoài giải quyết kịp thời các phát sinh vƣợt quá khả năng của ngƣời lao động. Báo cáo và phối hợp với cơ quan đại diện ngoại giao ở nƣớc tiếp nhận bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời lao động khi vƣợt quá khả năng của mình. Trong trƣờng hợp ngƣời lao động bỏ trốn phối hợp với đối tác nƣớc ngoài, gia đình và ngƣời bảo lãnh vận động thuyết phục ngƣời lao động trở lại nơi làm việc theo hợp đồng, nếu ngƣời lao động không thực hiện thì báo ngay với Cơ quan đại diện ngoại giao ở nƣớc sở tại để xử lý theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm của ngƣời chủ sử dụng lao động là phối hợp với tổ chức XKLĐ tiến hành tuyển dụng lao động và làm thủ tục nhập cảnh, đón tiếp và trực tiếp quản lý và sử