7. Kết cấu của luận văn
3.2.2. Thách thức
Tuy có những cơ hội kể trên nhƣng dự báo bối cảnh quốc tế trong thời kỳ từ nay cho đến năm 2020 vẫn có nhiều thách thức.
Một là, XKLĐ Việt Nam với gần 30 năm tồn tại tuy đã thu đƣợc một số thành tựu nhất định, nhƣng thời gian thực sự phát triển theo cơ chế thị trƣờng mới đƣợc khoảng 10 năm gần đây. Vì vậy, so với các nƣớc XKLĐ trong khu vực và trên thế giới, chúng ta còn non yếu và nhiều hạn chế, nhất là về thị trƣờng, năng lực cạnh tranh và chất
lƣợng LĐ. Việc ổn định và phát triển các thị trƣờng trọng điểm nhƣ: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Trung Đông không dễ dàng do tình trạng vô tổ chức kỷ luật của LĐ Việt Nam còn khá phổ biến, phát sinh nhiều vấn đề phức tạp trong sinh hoạt và làm việc của ngƣời LĐ làm ảnh hƣởng đến uy tín LĐ Việt Nam. Việc mở thêm các thị trƣờng mới ở Bắc Mỹ, Úc, Châu Âu... ngày càng khó khăn do số lƣợng các nƣớc tham gia XKLĐ ngày càng nhiều, yêu cầu chất lƣợng LĐ ngày càng cao.
Trong khi đó tình hình chính trị thế giới còn chứa đựng nhiều yếu tố phức tạp và khó lƣờng. Khủng hoảng kinh tế thế giới (lạm phát, suy thoái, khủng hoảng nợ công…) tác động rất lớn đến nƣớc ta, nhất là trong thu hút nguồn lực những năm tới. Những xung đột cục bộ, khủng bố và những bất ổn khác vẫn có thể xảy ra đối với một số khu vực, ảnh hƣởng đến an ninh toàn cầu. An ninh biển Đông có tác động đến Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng. Các nƣớc lớn vẫn tăng cƣờng áp đặt thế lực của mình tới các nƣớc đang phát triển và thâu tóm vùng ảnh hƣởng thị trƣờng. Bên cạnh đó, xu hƣớng ký kết các hiệp định tự do thƣơng mại song phƣơng và khu vực, đặc biệt giữa các nƣớc phát triển với nhau cũng là một thách thức lớn cho các nƣớc chậm phát triển và đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Xu thế này sẽ càng làm cho các nƣớc nghèo và kém phát triển có nguy cơ bị đẩy ra xa sự phát triển chung. Các rào cản kỹ thuật, rào cản thƣơng mại sẽ tiếp tục gây ra những bất lợi cho hàng nông sản, hàng công nghiệp của Việt Nam nói chung, Nghệ An nói riêng.
Hai là, chất lƣợng nguồn lao động xuất khẩu của ta nhìn chung còn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng nƣớc ngoài nhất là về ngoại ngữ, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, am hiểu pháp luật nƣớc ở tại, lối sống, phong tục tập quán, khả năng hòa nhập, thể lực.... Hiện nay, nguồn lao động kỹ thuật có tay nghề cao đi làm việc ở nƣớc ngoài còn chiếm tỷ lệ thấp và rất thiếu. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tham gia XKLĐ còn thấp, trong khi đó năng lực cạnh tranh của các DN XKLĐ chƣa cao, khả năng tài chính hạn hẹp, quy mô tổ chức và cơ sở vật chất còn yếu kém, cán bộ hoạt động trong lĩnh vực XKLĐ còn nhiều hạn chế về trình độ ngoại ngữ, pháp luật, kinh nghiệm, hiểu biết về thị trƣờng lao động, kỹ năng đàm phán, quản lý, xử lý các tranh chấp lao động.
Ba là, nền kinh tế thế giới sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, suy thoái kinh tế, chiến tranh Trung Đông, dịch cúm A H1N1, biến đổi khí hậu toàn cầu bị ảnh hƣởng nặng nề, làm hàng triệu lao động bản địa và nƣớc ngoài bị giảm thu nhập hoặc mất
việc làm, tác động xấu đến đời sống ngƣời lao động, làm nhu cầu và thị trƣờng tiếp nhận lao động nƣớc ngoài ở một số nƣớc có khuynh hƣớng co hẹp, ảnh hƣởng trực tiếp đến cầu trong XKLĐ của Việt Nam.
Thực tế hiện nay nền kinh tế của tỉnh có tăng trƣởng chƣa thực sự vững chắc; hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp, chậm đƣợc cải thiện. Quy mô nền kinh tế cả nƣớc còn nhỏ, năm 2010, tổng sản phẩm trong nƣớc đạt trên 98 tỷ USD và bình quân đầu ngƣời đạt 1.160 USD (Nghệ An mới đạt 750 USD), tác động của lạm phát, suy thoái đã làm ảnh hƣởng đến sự phát triển chung cả nƣớc và của tỉnh. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của từng ngành, từng lĩnh vực, từng vùng còn chậm, chƣa phát huy đƣợc lợi thế, tiềm năng của từng vùng và chƣa theo kịp sự biến động nhanh của nhu cầu thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế.
Bốn là, cạnh tranh trên thị trƣờng LĐ ngày càng gay gắt, không những thị trƣờng thế giới mà ngay cả ở thị trƣờng trong nƣớc, các nƣớc trong khu vực có cơ cấu và chất lƣợng LĐ tƣơng đồng với Việt Nam nên trên thị trƣờng họ vừa là bạn vừa là đối thủ cạnh tranh của Chúng ta. Trong khi đó, thị trƣờng chủ lực XKLĐ của ta hiện nay đều là các thị trƣờng chính của các nƣớc trong khu vực.
Vì vậy, đây là khó khăn lớn nhất hiện nay đối với Nghệ An, cụ thể sức cạnh tranh và khả năng hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp và toàn nền kinh tế còn thấp so với yêu cầu và so với mặt bằng chung trong nƣớc và thế giới, trong khi lộ trình thực hiện đầy đủ các cam kết AFTA, WTO và các hiệp định quốc tế khác đang và sẽ tạo ra những sức ép cạnh tranh rất lớn đối với các doanh nghiệp.
Năm là, kinh tế Nghệ An đang phát triển với tốc độ cao, thu nhập của ngƣời LĐ ngày càng tăng, nhu cầu LĐ trong nƣớc ngày càng lớn sẽ làm giảm khoảng cách thu nhập của các nƣớc trong khu vực, làm giảm sự hấp dẫn của những thị trƣờng có thu nhập không cao nhƣ Malaysia, Lào, Trung Đông....
Những khó khăn, hạn chế nói trên nếu chậm đƣợc giải quyết sẽ ảnh hƣởng tới việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới, nhƣng khi biết tận dụng cơ hội và hạn chế tác động tiêu cực của các thách thức sẽ đƣa XKLĐ Việt Nam nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng sẽ gặt hái đƣợc những thành công mới phục vụ công cuộc CNH, HĐH đất nƣớc.