Các yếu tố tác động đến phát triển xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động của tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 40)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.4. Các yếu tố tác động đến phát triển xuất khẩu lao động

Căn cứ vào tính chất thị trƣờng các yếu tố tác động đến phát triển XKLĐ đƣợc chia theo các nhóm sau: Nhóm các yếu tố về phía cầu trong XKLĐ; Nhóm các yếu tố về phía cung trong XKLĐ; Nhóm các yếu tố về tài chính và hiệu quả kinh tế của ngƣời LĐ khi đi XKLĐ; Nhóm các yếu tố về cơ chế tổ chức và quản lý XKLĐ.

1.2.4.1. Nhóm các yếu tố về cầu trong xuất khẩu lao động

Cầu trong XKLĐ chính là đầu ra, là thị trƣờng của XKLĐ, đƣợc hình thành trên cơ sở cầu LĐ chƣa đƣợc thực hiện và cầu LĐ tiềm năng của thị trƣờng LĐ nƣớc tiếp nhận. Cầu trong XKLĐ của một nƣớc phụ thuộc vào nhu cầu tiếp nhận LĐ của thị trƣờng XKLĐ, thu nhập, điều kiện sống và làm việc của ngƣời LĐ làm việc ở nƣớc ngoài và chính sách nhập khẩu LĐ của nƣớc tiếp nhận LĐ.

1.2.4.2. Nhóm các yếu tố về cung trong xuất khẩu lao động

Ngày nay, một số nƣớc đang phát triển có dân số và lao động tăng nhanh, tỷ lệ thất nghiệp cao, thu nhập thấp, rất cần đƣa lao động ra nƣớc ngoài làm việc. Đây là nguồn cung lao động dồi dào đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng lao động quốc tế. Cung

trong xuất khẩu lao động phụ thuộc vào số lƣợng và chất lƣợng lao động sẵn sàng tham gia XKLĐ và chính sách xuất khẩu lao động của từng nƣớc.

1.2.4.3. Nhóm các yếu tố về tài chính và hiệu quả kinh tế của XKLĐ

Vấn đề tài chính và hiệu quả kinh tế của XKLĐ quyết định đến việc đi làm ở nƣớc ngoài của ngƣời LĐ. Họ chỉ tham gia XKLĐ khi thấy có sự đảm bảo về cuộc sống và hiệu quả hơn so với làm việc trong nƣớc. Nhóm các yếu tố bao gồm: chênh lệch thu nhập của ngƣời lao động, thời gian làm việc ở nƣớc ngoài, chi phí bỏ ra trƣớc khi đi xuất cảnh, khả năng tài chính của ngƣời lao động.

1.2.4.4. Nhóm các yếu tố về cơ chế tổ chức và quản lý xuất khẩu lao động

Đây là nhóm yếu tố đặc thù gắn liền với hoạt động XKLĐ, là đặc tính của di chuyển lao động quốc tế hiện đại.

Muốn phát triển XKLĐ, để cung và cầu LĐ gặp đƣợc nhau, đòi hỏi phải có chủ thể và cơ chế hoạt động trong XKLĐ. Đó chính là các bên tham gia XKLĐ nhƣ DN, nhà môi giới, chủ sử dụng LĐ, các tổ chức hỗ trợ ngƣời LĐ, Nhà nƣớc, cùng với hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật, quan hệ LĐ trong XKLĐ.

Muốn có cơ chế XKLĐ hợp lý để phát huy lợi thế nguồn nhân lực đất nƣớc, tạo điều kiện cho các tổ chức XKLĐ hoạt động hiệu quả, tạo cơ hội cho ngƣời LĐ đi làm việc ở nƣớc ngoài trên cơ sở pháp luật của nƣớc xuất khẩu và nhập khẩu LĐ, thì bản thân các chính sách, pháp luật đó phải công khai, minh bạch và công bằng. Sự minh bạch càng cao càng tạo nên sự tin tƣởng vào khả năng thực thi của chính sách và pháp luật, nó có tác dụng mạnh đến phát triển XKLĐ, làm giảm chi phí xã hội và tăng hiệu quả kinh tế - xã hội của XKLĐ.

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động của tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 40)