7. Kết cấu của luận văn
3.4.2. Giải pháp về nguồn lao động xuất khẩu
Nghệ An là quê hƣơng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, là tỉnh có rất nhiều lợi thế mà không phải tỉnh nào cũng có đƣợc. Vị trí địa lý của Nghệ An nằm trên trục giao thông Bắc - Nam cả về đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng biển lẫn đƣờng hàng không. Vì vậy, tỉnh có nhiều lợi thế trong việc giao lƣu kinh tế với các tỉnh thành trong cả nƣớc và một số nƣớc trong khu vực… Bên cạnh đó, nguồn nhân lực của tỉnh lại tƣơng đối dồi dào, có truyền thống hiếu học, cần cù, trình độ sản xuất ngày một nâng cao.
Trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân Nghệ An đã và đang phát huy truyền thống cách mạng anh hùng, đoàn kết, nhất trí, khắc phục khó khăn ra sức phấn đấu thực hiện lời căn dặn và mong muốn của Bác Hồ “Nghệ An là một tỉnh rộng lớn, có tài nguyên phong phú, có nhân dân cần cù lao động và rất cách mạng. Rất mong đồng bào và đồng chí tỉnh nhà ra sức phấn đấu làm cho Nghệ An mau trở thành một trong những tỉnh khá nhất miền Bắc”. Tuy nhiên, đến nay so với mặt bằng chung, Nghệ An vẫn là một tỉnh nghèo.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVI thời kỳ 2006 - 2010 xác định mục tiêu: Đoàn kết phấn đấu đƣa Nghệ An thoát khỏi tỉnh nghèo và kém phát triển vào năm 2010; cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020… Với các chỉ tiêu nâng tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân hàng năm từ 12- 13%; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp lên 39%, dịch vụ 37,5%, giảm tỷ trọng nông nghiệp xuống 23,5%; mỗi năm tạo việc làm cho 30.000 - 35.000 lao động; GDP bình quân đầu ngƣời đạt 850 - 1000 USD…
Để thực hiện thắng lợi những mục tiêu trên, Nghệ An cần chú trọng việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lƣợng cao và coi đó là giải pháp cơ bản để đảm bảo việc làm cho ngƣời lao động trƣớc yêu cầu hội nhập và sự cạnh tranh, phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ ở khu vực và trên thế giới. Các giải pháp nhƣ sau:
- UBND tỉnh cần tăng cƣờng đầu tƣ xây dựng các trƣờng, trung tâm giáo dục dạy nghề, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, nông thôn, miền núi. Đầu tƣ nâng cấp, trang bị các phƣơng tiện kỹ thuật, thiết bị phục vụ đào tạo dạy nghề cho ngƣời lao động phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ trong nƣớc và thế giới, phù hợp với nhu cầu tuyển dụng lao động của nƣớc ngoài. Khắc phục tình trạng thiếu các phƣơng tiện kỹ thuật phục vụ giảng dạy, thí nghiệm thực hành hoặc các phƣơng tiện kỹ thuật lạc hậu không phù hợp với sự tiến bộ của xã hội ở các trung tâm, cơ sở đào tạo dạy nghề.
- UBND tỉnh cần tập trung đầu tƣ, xây dựng các cơ sở chuyên đào tạo LĐXK hoặc thành lập các bộ phận chuyên đào tạo XKLĐ ở các trƣờng, trung tâm dạy nghề hiện nay để phục vụ cho tăng chất lƣợng nguồn cung LĐXK. Xây dựng một số Trung tâm đào tạo LĐXK tập trung chó quy mô lớn ở các vùng để từng bƣớc chuẩn hóa hệ thống đào tạo LĐXK. Các trung tâm, cơ sở đào tạo LĐXK phải trực thuộc sự quản lý và điều hành của Sở LĐTB&XH, để có điều kiện phối hợp thực hiện các nhiệm vụ, chƣơng trình, dự án khác về việc làm, xóa đói giảm nghèo,… đồng thời thống nhất với các văn bản pháp luật hiện hành.
- Về phía đào tạo, cần điều chỉnh cơ cấu ngành nghề đào tạo cho phù hợp với yêu
cầu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hƣớng tăng tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm giá trị sản phẩm và lao động trong nông nghiệp. Cụ thể: cần tăng quy mô và tốc độ đào tạo nghề hơn so với đào tạo cao đẳng, đại học dƣới nhiều hình thức (công lập, bán công, dân lập, liên kết trong nƣớc và quốc tế…). Thực hiện phân luồng 10 - 12% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và 20 - 22% tốt nghiệp phổ thông vào học nghề.
- Về phía sử dụng: phải đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tạo điều kiện phát triển nhiều loại hình doanh nghiệp, trong đó chú trọng doanh nghiệp vừa và nhỏ; chính sách thu hút và sử dụng nguồn nhân lực chất lƣợng cao phải thực sự thông thoáng. Huy động mọi nguồn lực cho đầu tƣ và phát triển. Cùng với các biện pháp nỗ
lực thu hút đầu tƣ các dự án khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp nhỏ và khu kinh tế Đông Nam, phải chú trọng việc đổi mới cơ chế, chính sách thúc đẩy sự phát triển của khu vực nông nghiệp - nông thôn; khôi phục và phát triển làng nghề, kinh tế trang trại… Coi trọng xuất khẩu lao động ra nƣớc ngoài xem đó không chỉ để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động mà còn tạo điều kiện cho việc tiếp cận công nghệ mới, rèn luyện kỹ năng lao động.
- Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để nhằm khai thác, phát huy lợi thế về
con người, tiềm năng kinh tế, vị trí địa lý… tỉnh nhà. Mặc dù Nghệ An là tỉnh có nhiều
tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội song hiệu quả phát các tiềm năng chƣa cao. Muốn thoát khỏi tỉnh nghèo, kém phát triển và thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH thì việc phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao phải đảm bảo: có đủ lực lƣợng cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý và công nhân lành nghề. Do đó, phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao phải trên cơ sở khai thác và phát huy có hiệu quả các lợi thế của tỉnh, đặc biệt là tiềm năng lao động dồi dào. Đồng thời phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao phải dựa trên chủ trƣơng phát triển các chƣơng trình kinh tế trọng điểm của tỉnh (sản xuất xi măng, thuỷ điện, mía đƣờng, chăn nuôi đại gia súc, đồ uống và sản phẩm hàng hoá xuất khẩu, kinh tế biển, du lịch, dịch vụ). Trong quá trình khai thác, sử dụng và phát huy các tiềm năng, lợi thế của mình, tỉnh cần phải đảm bảo phát triển toàn diện và tăng trƣởng bền vững. Phát triển toàn diện, tăng trƣởng bền vững với tốc độ cao nhƣng đảm bảo cân bằng môi trƣờng sinh thái. Tránh tình trạng chạy theo tốc độ tăng trƣởng nhanh trên cơ sở khai thác kiệt quệ các nguồn tài nguyên, gắn tăng trƣởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội.
- Tăng cường liên kết giữa cơ sở đào tạo và DN XKLĐ, giữa cơ sở đào tạo và DN
cần có sự gắn kết với nhau trong việc phân tích, dự báo nhu cầu thị trƣờng lao động nƣớc ngoài, xây dựng kế hoạch đào tạo ngắn hạn và dài hạn, xây dựng chƣơng trình đào tạo, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng bên trong việc đào tạo và tạo việc làm cho ngƣời lao động.
- Tăng cường mô hình liên kết giữa DN XKLĐ và chính quyền địa phương trong
công tác đào tạo, thông qua các Quỹ giải quyết việc làm, Quỹ xóa đói giảm nghèo, ngân sách địa phƣơng hỗ trợ tối đa cho ngƣời lao động, tổ chức đào tạo ngay tại địa phƣơng để giảm chi phí, tạo mọi điều kiện cho ngƣời lao động tham gia học nghề và ngoại ngữ đƣợc tốt nhất.
- Nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, nhận thức về quan hệ
chủ thợ, ý nghĩa và mục đích đi làm việc ở nƣớc ngoài của ngƣời LĐ, muốn vậy cần
sự phối hợp giữa DN XKLĐ, các cấp chính quyền địa phƣơng, các tổ chức đoàn thể, các cơ quan thông tấn, báo chí, đài truyền hình... nhằm tăng cƣờng công tác thông tin, tuyên truyền giúp ngƣời LĐ nâng cao hiểu biết về pháp luật, nhất là pháp luật liên quan đến XKLĐ, nhận thức rõ quyền lợi chính đáng, hợp pháp cũng nhƣ trách nhiệm và nghĩa vụ đối với bản thân, DN XKLĐ và cộng đồng, hình thành ý thức chấp hành pháp luật, biết tự bảo vệ mình và hình ảnh của LĐ Việt Nam ở nƣớc ngoài. Đồng thời làm cho ngƣời LĐ thấy rõ đƣợc lợi ích, ý nghĩa và mục đích tham gia XKLĐ để có kế hoạch chủ động nâng cao tay nghề, học ngoại ngữ, rèn luyện sức khỏe, tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật, trang bị kiến thức về xã hội, văn hóa, pháp luật, phong tục tập quán, cách sống tự lập, tự quản tài chính và thu nhập, tự bảo vệ bản thân khi sống và làm việc xa tổ quốc.
- Chú trọng phát triển giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo là vấn đề hàng đầu có ý nghĩa quyết định trình độ nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Trong số các nguồn lực cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội thì nguồn nhân lực chất lƣợng cao là yếu tố quyết định. Tuy nhiên vai trò quyết định của nguồn nhân lực chất lƣợng cao chỉ trở thành hiện thực khi ngƣời lao động đƣợc đào tạo để có năng lực và phẩm chất cần thiết đáp ứng đƣợc những yêu cầu mà quá trình phát triển kinh tế - xã hội đặt ra hiện nay và cả tƣơng lai. Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng đã nhấn mạnh “Đổi mới toàn diện hệ thống giáo dục và đào tạo”.
Trƣớc đây, Việt Nam nói chung, Nghệ An nói riêng có lợi thế về nguồn nhân công giá rẻ so với thế giới nhƣng lợi thế đó hiện nay đang mất dần với các nƣớc trong khu vực và châu lục nhƣ: Trung Quốc, Inđônêxia, Philippin, Banglades… trong những ngành, nghề sử dụng nhiều LĐ: dệt may, da giày, chế biến nông lâm sản, nội trợ…
- Tăng cường đào tạo nghề, dạy ngoại ngữ và giáo dục định hướng, xem đó là khâu then chốt quyết định đến chất lƣợng lao động xuất khẩu. Vì vậy, cần tổ chức tốt việc đào tạo lao động nhằm đáp ứng yêu cầu của đối tác nƣớc ngoài. Đây là một công tác trọng tâm, là vấn đề phức tạp, trong đó, mấu chốt là phải xây dựng đƣợc chiến lƣợc đào tạo toàn diện đặc biệt là khung chuẩn về đào tạo nghề, dạy ngoại ngữ và giáo dục định hƣớng bám sát yêu cầu thị trƣờng LĐ quốc tế.
- Đa dạng hóa loại hình đào tạo, dạy ngoại ngữ và giáo dục định hướng, khuyến khích các DN XKLĐ tổ chức đào tạo nghề, dạy ngoại ngữ và giáo dục định hƣớng cho ngƣời LĐ nhiều hình thức khác nhau kể cả liên doanh liên kết đào tạo với nƣớc ngoài. Các DN cần nắm bắt thƣờng xuyên các nhu cầu của đối tác, chủ sử dụng LĐ có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, đào tạo lại ngƣời LĐ trƣớc khi đi làm việc ở nƣớc ngoài. Làm cho chất lƣợng LĐ phù hợp với nhu cầu của thị trƣờng LĐ quốc tế và ngày càng tiến sát đến tiêu chuẩn quốc tế, đƣợc quốc tế công nhận, muốn vậy các DN XKLĐ cần đầu tƣ cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chƣơng trình và điều kiện giảng dạy phù hợp, tập trung đào tạo một số ngành nghề mà mình có thế mạnh, đủ điều kiện. Những nghề mà mình chƣa có khả năng đào tạo thì hợp tác với các trƣờng dạy nghề. Ngoài ra có thể kết hợp hình thức tuyển LĐ từ các trƣờng đại học và trung học chuyên nghiệp, trƣờng dạy nghề, tiến tới xây dựng một mô hình liên thông mới về tạo nguồn XKLĐ.
- Thường xuyên theo dõi sự rèn luyện và tu dưỡng của người lao động trong quá
trình đào tạo, cƣơng quyết không cho xuất cảnh những lao động có ý thức tổ chức kỷ luật kém, lƣời học tập và rèn luyện, hay phá bĩnh để tránh ảnh hƣởng đến số đông LĐ và uy tín của DN và cộng đồng LĐ Việt Nam ở nƣớc ngoài.
- Tổ chức tuyển chọn bài bản nhằm có được LĐ phù hợp với yêu cầu lao động
của thị trường nước ngoài có tính đến đặc tính lao động theo huyện, thành phố, thị xã
để bố trí công việc, ngành nghề, thị trường phù hợp. Con ngƣời xứ Nghệ có đặc tính
chịu thƣơng, chịu khó, ham làm giàu, chấp nhận đi xa, nhƣng hay đòi hỏi, thắc mắc. Để các giải pháp trên phát huy hiệu quả cần phải nhận thức đúng vai trò, vị trí của nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong thời đại phát triển kinh tế tri thức và hội nhập kinh tế quốc tế. Coi nguồn nhân lực chất lƣợng cao là nhân tố cơ bản có ý nghĩa quyết định đối với sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH, đồng thời nó còn là một trong những nguồn lực cơ bản của sự phát triển.