Quan hệ cun g cầu lao động

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động của tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 56)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.3. Quan hệ cun g cầu lao động

Nhìn tổng thể thị trƣờng LĐ tỉnh Nghệ An vẫn là thị trƣờng dƣ thừa LĐ, phát triển không đồng đều, luôn trong tình trạng mất cân đối lớn giữa cung và cầu LĐ cả về số lƣợng, chất lƣợng cũng nhƣ cơ cấu theo khu vực thành thị, nông thôn, vùng lãnh thổ, trình độ chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng, ngành nghề đào tạo. Mất cân đối cung, cầu lao động đang là trở ngại lớn trong sự phát triển KT - XH Tỉnh nói riêng và cả nƣớc nói chung. Cung lao động nhiều về số lƣợng nhƣng kém về chất lƣợng, trong khi cầu lao động thấp về số lƣợng nhƣng lại đòi hỏi chất lƣợng ngày càng cao.

Quy mô lao động lớn và tốc độ tăng dân số trong độ tuổi lao động cao là nguyên nhân gây sức ép mạnh đối với thị trƣờng lao động, trƣớc hết là sức ép về công ăn việc làm. Với quy mô khoảng 3,3 vạn việc làm đƣợc tạo ra trong năm, các ngành kinh tế đã không đủ sức thu hút hết số LĐ khoảng 4,5 vạn ngƣời đang tìm việc làm hoặc muốn thay đổi chỗ làm việc. Trong khi đó, nhiều công nghệ mới hiện đang đƣợc đƣa vào sử dụng tại các cơ sở công nghiệp, dịch vụ lại là các công nghệ không cần nhiều lao động. Xét về cơ cấu, sự mất cân bằng thể hiện ở chỗ đại bộ phận LĐ ở tỉnh Nghệ An là LĐ giản đơn, chƣa qua đào tạo về kỹ năng và tay nghề, số LĐ đã qua đào tạo lại chủ yếu tập trung ở các khu đô thị lớn và các vùng kinh tế trọng điểm và còn nhiều bất cập so với nhu cầu của thị trƣờng LĐ cả về chất lƣợng cũng nhƣ cơ cấu ngành nghề. Thêm vào đó, thị trƣờng LĐ chƣa thật sự thông suốt, còn nặng tính cục bộ, ngƣời LĐ chuyển từ huyện này đến huyện khác, từ tỉnh này đến tỉnh khác để mƣu cầu có công ăn việc làm phù hợp thƣờng gặp nhiều khó khăn về điều kiện ăn, ở, về sự cách biệt trong thu nhập cũng nhƣ phân biệt đối xử trong việc thụ hƣởng các dịch vụ xã hội....

Việc chắp nối cung - cầu lao động cả trong và ngoài tỉnh chƣa đƣợc tích cực thực hiện để khai thác nguồn và cung ứng lao động nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng. Giao dịch trên thị trƣờng LĐ trong tỉnh chủ yếu vẫn là hình thức trực tiếp giữa ngƣời LĐ và ngƣời sử dụng LĐ, các dịch vụ tƣ vấn, hƣớng nghiệp, giới thiệu việc làm,... của các Trung tâm giới thiệu việc làm chƣa đa dạng về hình thức, còn nặng tính bao cấp chƣa thu hút đƣợc ngƣời LĐ và ngƣời sử dụng LĐ. Vì vậy, thị trƣờng lao động ở Nghệ An hiện vẫn chƣa giải quyết đƣợc nghịch lý là mặc dù nguồn cung ứng lao động lớn, các cơ sở SXKD vẫn đang phải đối mặt với nạn thiếu lao động có trình độ chuyên môn hoặc tay nghề phù hợp, đặc biệt là trong các khu vực sản xuất có giá trị gia tăng cao. Thu nhập của lao động làm công ăn lƣơng vẫn mang nặng tính bình quân hóa. Tiền lƣơng, tiền công vẫn chƣa thật sự đóng vai trò là công cụ tích cực trong điều chỉnh cung cầu thị trƣờng lao động.

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động của tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)