7. Kết cấu của luận văn
2.3.7. Tình hình tạo nguồn lao động xuất khẩu
Với yêu cầu đặt ra của nhiều thị trƣờng lao động xuất khẩu ngày càng cao nên các đơn vị xuất khẩu lao động đã quan tâm hơn về công tác tuyển chọn nguồn và tổ chức đào tạo ngoại ngữ, bồi đƣỡng kiến thức cần thiết cho lao động.
Nhiều địa phƣơng cơ sở thực hiện tốt công tác phối hợp với doanh nghiệp XKLĐ tạo nguồn lao động với số lƣợng và chất lƣợng tăng nhƣ: huyện Nghi Lộc 967 ngƣời, Diễn Châu 808 ngƣời, Nam Đàn 772 ngƣời, Hƣng Nguyên 725 ngƣời, Đô Lƣơng 634 ngƣời, Cửa Lò 566 ngƣời... Một số huyện miền núi đã triển khai có hiệu quả công tác này, điển hình nhƣ: huyện Nghĩa Đàn: 943 ngƣời, Thanh Chƣơng 761 ngƣời, Anh Sơn 599 ngƣời, Quỳ Hợp 211 ngƣời. Các xã trong tỉnh có ngƣời lao động đi xuất khẩu nhƣ Nghĩa Lộc, Hƣng Lam, Hƣng Thông, Hƣng Đạo... cũng đã thành lập các ban chỉ đạo có nhiệm vụ tham mƣu cho UBND xã trong công tác tuyên truyền, vận động và tổ chức thực hiện đề án trong đời sống cộng đồng dân cƣ. Đồng thời chịu trách nhiệm trƣớc UBND xã về việc liên hệ chọn lọc tìm đối tác tin cậy, có đủ điều kiện để phối hợp trong công tác này. Bên cạnh đó, hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm đó đƣợc triển khai một cách có hiệu quả và cũng thu đƣợc những thành tựu nhất định. So với trƣớc đây, công tác cung ứng lao động cho các doanh nghiệp XKLĐ chủ yếu do các trung tâm dịch vụ việc làm tự khai thác, tổ chức thực hiện, không đƣợc quán triệt sâu rộng đến từng địa bàn dân cƣ nhƣ thôn xóm hay tổ dân phố nên không huy động đƣợc mọi nguồn lực tham gia, nhiều ngƣời có nguyện vọng, đủ điều kiện nhƣng do không đƣợc thông tin nên không có cơ hội tham gia để đƣợc đi làm việc ở nƣớc ngoài. Công tác quản lý nhà nƣớc về XKLĐ đƣợc tăng cƣờng, nhằm hạn chế những vi phạm của các doanh nghiệp XKLĐ, góp phần tích cực ngăn ngừa các hành vi lừa đảo của các tổ chức, cá nhân ngoài xã hội. Trên địa bàn đã thực hiện quyết định thu hồi giấy phép XKLĐ của các doanh nghiệp vi phạm và hoạt động không hiệu quả nhƣ Công ty Cung ứng xuất khẩu lao động và chuyên gia Nghệ An (Napeco),… Bƣớc đầu đã xây dựng đƣợc một số doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, có uy tín và độ tin cậy
cao đối với đối tác nƣớc ngoài và ngƣời lao động làm cho ngƣời lao động tin tƣởng hơn và quyết tâm hơn trong việc tham gia XKLĐ.
Năm 2012, công tác dạy nghề cho lao động, chuẩn bị nguồn đã đƣợc đẩy nâng lên toàn diện, số lao động đƣợc dạy nghề tại các cơ sở dạy nghề trên địa bàn đạt trên 85.000 ngƣời. Với số lao động có tay nghề đã qua đào tạo, khả năng lựa chọn thị trƣờng xuất khẩu và thu nhập của lao động đã đƣợc nâng lên.
Việc tổ chức đào tạo ngoại ngữ, bồi dƣỡng kiến thức cần thiết cho lao động đã có sự chuyển biến cả về nội dung lẫn hình thức với mục tiêu giúp cho ngƣời lao động nắm đƣợc những những kiến thức cơ bản về phong tục tập quán, pháp luật, điều kiện làm việc ở nƣớc sở tại để hạn chế các hành vi vi phạm trong thời gian làm việc ở nƣớc ngoài. Trên cơ sở hợp đồng cung ứng lao động đã ký kết với phía đối tác, dự báo nhu cầu và khả năng khai thác thị trƣờng, các đơn vị XKLĐ sau khi tuyển chọn đƣợc lao động đã tổ chức học ngoại ngữ và bồi dƣỡng kiến thức cần thiết ngay tại đơn vị hoặc tại các trung tâm dạy nghề trên địa bàn, nhờ vậy vừa giảm bớt chi phí đi lại, học tập cho ngƣời lao động vừa không bị động trong việc cung ứng kịp thời lao động đảm bảo chất lƣợng cho đối tác. Ngoài số lao động theo học tại các lớp do các đơn vị XKLĐ tổ chức tại các tỉnh, năm qua trong tổng số 13.707 lao động xuất khẩu của tỉnh đã có hơn 9.000 lao động đƣợc học tập, bồi dƣỡng kiến thức cần thiết và ngoại ngữ do các đơn vị XKLĐ tổ chức tại Nghệ An. Việc tổ chức các lớp học bồi dƣỡng kiến thức cần thiết cho lao động và ngoại ngữ cho lao động đã thực sự đƣợc các đơn vị quan tâm về mặt chất lƣợng, nội dung giảng dạy đã đƣợc cải tiến phù hợp hơn với trình độ của ngƣời lao động, sau các phần học đều có tổ chức kiểm tra cấp chứng chỉ. Nhờ chuẩn bị tốt nguồn lao động cho xuất khẩu theo hƣớng nâng cao chất lƣợng đội ngũ lao động trên các mặt nên tỷ lệ lao động sang làm việc tại các nƣớc bỏ trốn, vi phạm hợp đồng giảm đi đáng kể, góp phần thu hút nhiều đơn vị về Nghệ An tuyển lao động. Các đơn vị tổ chức tốt công tác này là: Công ty cổ phần Việt Hà, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tƣ VILAXIM, Xí nghiệp sản xuất và dịch vụ Sông Lam; Trung tâm giới thiệu việc làm Nghệ An…
Có thể nói, cùng định hƣớng xúc tiến đầu tƣ của tỉnh, trong thời gian qua các Sở, ban, ngành và đơn vị trong tỉnh đã rất nỗ lực để phát triển mối quan hệ tốt đẹp giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới với Việt Nam nói chung, Nghệ An nói riêng. Cụ thể mối quan hệ với Hàn Quốc, tính năm 2012 trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 11 dự
án đầu tƣ còn hiệu lực với vốn đăng ký 60,97 triệu USD, sử dụng trên 10.000 lao động địa phƣơng do các Doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tƣ, hiện có 01 dự án đã đi vào hoạt động là: Trƣờng Cao đẳng Nghề kỹ thuật Việt Nam - Hàn Quốc đƣợc Chính phủ Hàn Quốc đầu tƣ với tổng mức đầu tƣ là 7,3 triệu USD bắt đầu từ năm 1999, trong đó, giai đoạn 1 là 5 triệu USD, giai đoạn 2 là 2,3 triệu USD. Dự kiến giai đoạn 3 là 6 triệu USD. Sau 14 năm triển khai thực hiện, Trƣờng Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công Nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc trở thành Trƣờng đào tạo nghề kiểu mẫu tại Việt Nam, đƣợc nhiều trƣờng khác đến học tập, nhiều Chuyên gia nƣớc ngoài đầu tƣ tại Việt Nam đến tham quan. Kết quả đào tạo, đào tạo nghề Dài hạn: 9.800 học sinh, sinh viên; đào tạo nghề Ngắn hạn: 1.700 học viên; Đào tạo tiếng Hàn Quốc, tiếng Anh cho xuất khẩu lao động: 6.700 học viên. Đào tạo giáo dục định hƣớng xuất khẩu 4.500 lao động. Đến nay, trƣờng đã có 15 học sinh giỏi nghề tỉnh, 10 học sinh giỏi nghề quốc gia, 01 học sinh dự thi tay nghề Asean. Trung bình hàng năm, trƣờng đã cung cấp cho thị trƣờng lao động tỉnh Nghệ An nói riêng, Việt Nam nói chung từ 800 - 1.000 sinh viên/ năm có trình độ trung cấp và cao đẳng nghề. Khoảng 90% sinh viên tốt nghiệp ra trƣờng có việc làm và thu nhập ổn định (Trong đó: có khoảng 2.500 học sinh làm việc ở nƣớc ngoài: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Đông... và các Doanh nghiệp trong nƣớc, nhƣ: Công ty đóng tàu HuynDai tại Qui Nhơn, Công ty Samsung tại Bắc Ninh, Công ty Posco tại Vũng Tàu, tập đoàn Lilama Việt Nam, Tập đoàn Vinaconex, các khu công nghiệp, chế xuất phía nam, các khu công nghiệp chế xuất phía bắc…) [43].