III. Tổ chức bộ máy quản lý tài chính công
3. Mục lục ngân sách Nhà nước
Mục lục ngân sách là bảng phân loại các khoản thu, chi ngân sách theo những tiêu thức, phương pháp nhất định nhằm giúp cho việc quản lý ngân sách được hiệu quả, đảm bảo minh bạch tài chính. Hệ thống mục lục ngân sách hiện tại của nước ta được thiết kế dựa
trên 3 cách phân loại trên: phân loại theo tổ chức thể hiện qua chương; theo chức năng (ngành kinh tế quốc dân) thể hiện qua loại, khoản và theo nội dung kinh tế thể hiện qua nhóm, tiểu nhóm, mục, tiểu mục. Các khoản thu, chi được phân loại trong mục lục ngân sách hệ thống mã hoá 15 con số được minh hoạ như sau:
Phân loại theo tổ
chức
Phân loại theo
chức năng Phân loại theo nội dung kinh tế
000 00 00 0 00 000 00
1,2,3 4,5 6,7 8 9,10 11,12,13 14,15
Chương Loại Khoản Nhóm Tiểu nhóm Mục Tiểu mục
3.1. Chương
Thể hiện tên đơn vị đứng đầu thuộc các cấp quản lý (hay gọi là đơn vị cấp I); số thu, chi phát sinh của các đơn vị trực thuộc đơn vị cấp I đều được hạch toán, kế toán và quyết toán vào mã số chương của đơn vị cấp I.
Trong Chương có quy định một số Chương đặc biệt để theo dõi và hạch toán số thu, chi ngân sách Nhà nước của các khu vực kinh tế, các thành phần kinh tế, các khoản thu không xác định được chủ sở hữu là ai; các quan hệ thanh toán của ngân sách các cấp cho những nhiệm vụ chung không thể hạch toán vào Chương của đơn vị nào và các khoản thanh toán chuyển giao giữa các cấp ngân sách. Ch ương được ký hiệu bằng 3 chữ số, phân biệt theo các cấp ngân sách quy định như sau:
Chương A: Hạch toán số thu, chi ngân sách Nhà nước của các đơn vị thuộc Trung ương quản lý.
Chương B: Hạch toán số thu, chi ngân sách Nhà nước của các đơn vị thuộc Chính quyền cấp tỉnh quản lý.
Chương C: Hạch toán số thu, chi ngân sách Nhà nước của các đơn vị thuộc Chính quyền cấp huyện quản lý.
Chương D: Hạch toán các khoản thu, chi ngân sách Nhà nước của các đơn vị thuộc Chính quyền cấp xã quản lý.
3.2. Loại- khoản:
Loaị, khoản là hình thức phân loại ngân sách Nhà nước theo chức năng của Nhà nước (ngành kinh tế quốc dân). Loại: Quy định để hạch toán ngành kinh tế quốc dân cấp I
Khoản: Quy định để hạch toán ngành kinh tế quốc dân cấp II, cấp III và cấp IV. Do yêu cầu quản lý và theo dõi số chi của ngân sách Nhà nước cho các chương trình,
mục tiêu, Bộ Tài chính quy định một số Khoản có tính chất đặc thù trong các loại để hạch toán và quyết toán số chi của ngân sách Nhà nước cho các chương trình, mục tiêu; chương trình mục tiêu của Loại nào thì mở Khoản trong Loại đó để hạch toán.
3.3. Nhóm, Tiểu nhóm, Mục và Tiểu mục:
Là hình thức phân loại theo nội dung kinh tế, căn cứ vào nội dung kinh tế các khoản thu, chi của ngân sách Nhà nước để tiến hành phân tổ và nhóm hóa.
Nhóm và Tiểu nhóm: là hình thức phân loại theo nội dung kinh tế ở cấp độ tổng hợp để phục vụ cho công tác quản lý, dự báo và phân tích kinh tế, tài chính ở tầm vĩ mô.
Mục và Tiểu mục: là hình thức phân loại theo nội dung kinh tế ở cấp độ chi tiết hơn để phục vụ cho công tác lập và phân bổ dự toán ngân sách, cấp phát, quản lý và kiểm soát các khoản thu, chi của ngân sách, kế toán và quyết toán ngân sách Nhà nước.
Việc quy định mã Mục liên tục nhằm mục đích phục vụ cho việc ứng dụng tin học trong công tác lập, chấp hành, kế toán và quyết toán ngân sách. Vì vậy khi hạch toán, kế toán số thu, chi ngân sách Nhà nước chỉ cần hạch toán chính xác đến Mục là có kết quả số thu, chi ngân sách Nhà nước theo Nhóm và Tiểu nhóm.
Trong Mục có Tiểu mục, tùy thuộc vào nội dung của Mục mà quy định số lượng Tiểu mục trong Mục cho phù hợp. Các cơ quan, đơn vị trung ương và địa phương cơ quan Tài chính, cơ quan Kho bạc Nhà nước và cơ quan thu các cấp không được mở thêm Chương, Loại, Khoản, Nhóm, Tiểu Nhóm, Mục và Tiểu mục khi chưa có ý kiến của Bộ Tài chính.