Phân loại thu ngân sách Nhà nước

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản lý tài chính công (Trang 53 - 56)

III. Tổ chức bộ máy quản lý tài chính công

2. Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý tài chính công hiện nay ở Việt Nam

2.1. Phân loại thu ngân sách Nhà nước

Thu ngân sách Nhà nước là quá trình Nhà nước sử dụng quyền lực để huy động một bộ phận giá trị của cải xã hội hình thành quỹ ngân sách nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.

Thu ngân sách Nhà nước bao gồm rất nhiều loại, ngoài các khoản thu chính từ thuế, phí, lệ phí; còn có các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

Để cung cấp thông tin một cách có hệ thống, công khai, minh bạch, đảm bảo trách nhiệm, đáp ứng yêu cầu quản lý của các đối tượng thì việc phân loại các khoản thu theo những tiêu thức nhất định là hết sức quan trọng.

Hiện nay, trong quản lý ngân sách thường dùng 2 cách phân loại thu ngân sách chính đó là phân loại theo phạm vi phát sinh và theo nội dung kinh tế.

- Căn cứ vào phạm vi phát sinh, các khoản thu NSNN được chia thành: Thu trong nước và thu ngoài nước.

Thu trong nước là các khoản thu ngân sách phát sinh tại Việt Nam. Nó bao gồm: Thu từ các loại thuế nh: thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân... Ngoài ra còn có các khoản thu từ phí, lệ phí, tiền thu hồi vốn ngân sách, thu hồi tiền cho vay (cả gốc và lãi), thu từ vốn góp của Nhà nước, thu sự nghiệp, thu tiền bán Nhà và thuê Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước... Các khoản thu này thường được báo cáo theo các khu vực doanh nghiệp Nhà nước trung ương, địa phương; thu từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; thu từ các doanh nghiệp thành lập theo luật doanh nghiệp, hợp tác xã; thu từ cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ; thu từ khu vực khác; Thu hải quan nh: thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu; thu chênh lệch giá hàng nhập khẩu.

Thu ngoài nước là các khoản thu phát sinh không tại Việt Nam bao gồm: các khoản đóng góp tự nguyện, viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài cho Chính phủ Việt Nam.

Ngoài ra để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước thì các khoản vay nợ trong nước, ngoài nước nh phát hành trái phiếu chính phủ, vay ODA trở thành nguồn bù đắp thâm hụt ngân sách và đầu tư phát triển rất quan trọng.

Qua việc phân loại các khoản thu ngân sách trên cho phép đánh giá được

mức độ huy động các nguồn thu ở các khu vực kinh tế khác nhau trong nền kinh tế; cũng nh tổng quan thu trong nước, ngoài nước. Từ đó có chính sách, biện pháp khai thác các nguồn thu cho hợp lý ở các khu vực, cân đối giữa thu trong nước và ngoài nước.

Căn cứ vào nội dung kinh tế, các khoản thu ngân sách Nhà nước ở nước ta gồm: - Thuế, phí, lệ phí do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của pháp luật.

- Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước theo quy định của pháp luật, nhu: Tiền thu hồi vốn của Nhà nước tại các cơ sở kinh tế;Thu hồi tiền cho vay của Nhà nước (cả gốc và lãi);Thu nhập từ vốn góp của Nhà nước vào các cơ sở kinh tế, kể cả thu từ lợi nhuận sau khi thực hiện nghĩa vụ về thuế của các tổ chức kinh tế có sự tham gia góp vốn của Nhà nước theo quy định của Chính phủ.

-Thu từ các hoạt động sự nghiệp;Tiền sử dụng đất; thu từ hoa lợi công sản và đất công ích;Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước; Thu từ bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu Nhà nước.

- Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước. - Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam, các cấp chính quyền và các cơ quan, đơn vị Nhà nước.

- Thu từ Quỹ dự trữ tài chính;Thu kết dư ngân sách.

- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật, gồm: Các khoản di sản Nhà nước được hưởng; các khoản phạt, tịch thu;Thu hồi dự trữ Nhà nước; Thu chênh lệch giá, phụ thu; Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên;Thu chuyển nguồn ngân sách từ ngân sách năm trước chuyển sang;

Qua cách phân loại này giúp cho việc xem xét từng nội dung thu theo tính chất và hình thức động viên vào ngân sách, đánh giá tính cân đối, bền vững, hợp lý về cơ cấu của các nguồn thu. Trên cơ sở đó giúp cho việc hoạch định chính sách cũng nh tổ chức điều hành ngân sách phù hợp với các mục tiêu mà Nhà nước theo đuổi trong từng thời kỳ.

Ngoài ra trong quản lý NSNN, trong các biểu mẫu về thu NSNN người ta thường phân loại thu ngân sách theo nội dung kinh tế thành các nhóm lớn đó là: Thu cân đối ngân sách Nhà nước; thu vay để cân đối ngân sách trung ương; thu dể lại đơn vị chi quản lý qua ngân sách; thu chuyển giao giữa các cấp ngân sách; các khoản tạm thu và vay khác của ngân sách Nhà nước; Mặc dù về bản chất các khoản thu vay nợ của ngân sách trung ương theo Luật NSNN 2002 không nằm trong khái niệm thực thu của NSNN.

Thu cân đối ngân sách Nhà nước: bao gồm các khoản thu nội địa nh: các loại thuế, phí, lệ phí, thu về Nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước; thu từ dầu thô; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu; thu huy động quỹ dự trữ tài chính; thu kết dư ngân sách năm trước; thu chuyển nguồn năm trước; thu viện trợ không hoàn lại; thu huy động đầu tư cuả cấp tỉnh xây dựng kết cấu hạ tầng theo quy định của luật ngân sách.

Thu vay để cân đối ngân sách trung ương bao gồm vay trong nước dưới các hình thức trái phiếu chính phủ, công trái; vay ngoài nước.

Thu để lại đơn vị chi quản lý qua ngân sách ví dụ: các khoản phí, lệ phí nh học phí, viện phí...; thu phạt an toàn giao thông; các khoản huy động đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng; các khoản phụ thu, khác.

Thu chuyển giao giữa các cấp ngân sách bao gồm số bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên và thu ngân sách cấp dưới nộp lên.

Các khoản tạm thu và vay khác của ngân sách Nhà nước nh vay nước ngoài về cho vay lại, thu nợ gốc và lãi cho vay từ nguồn vay Nhà nước về cho vay lại. Các khoản vay khác nh vay ngân hàng Nhà nước, các quỹ dự trữ tài chính...

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản lý tài chính công (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)