II. Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN
2. Cấp phát thanh toán vốn đầu tư đối với các công trình thuộc dự án đầu tư sử
2.1. Cấp phát thanh toán vốn xây lắp
2.1.1. Xác định giá trị dự toán chi phí xây lắp
Giá trị dự toán chi phí xây lắp hạng mục công trình,công trình xây dựng phản ánh toàn bộ chi phí cần thiết để thực hiện công tác xây dựng và lắp đặt (gồm cả thí nghiệm và hiệu chỉnh) thiết bị của hạng mục công trình, công trình.
Giá trị dự toán chi phí hạng mục công trình, công trình bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, và thuế giá trị gia tăng đầu ra.
Chi phí trực tiếp bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí trực tiếp khác. Chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công được xác định trên cơ sở khối lượng theo thiết đơn giá tương ứng. Chi phí trực tiếp khác được tính theo % của chi phí vật liệu, nhân công và sử dụng máy thi công.
Chi phí chung bao gồm chi phí quản lý và điều hành sản xuất tại công trường của doanh nghiệp xây dựng, chi phí phục vụ công nhân, chi phí phục vụ thi công tại công trương và một số chi phí khác. Chi phí chung thuộc dự toán chi phí xây dựng được tính bằng tỷ lệ % trên chi phí trực tiếp theo công trình. Chi phí chung thuộc dự toán chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chính thiết bị công nghệ trong các loại công trình xây dựng được tính bằng tỷ lệ % trên chi phí nhân công trong dự toán.
Thu nhập chịu thuế tính trước được tính bằng tỷ lệ % trên chi phí trực tiếp và chi phí chung theo loại công trình.
Thuế giá trị gia tăng đầu re cho công tác xây lắp được tính theo quy định hiện hành.
Bảng tổng hợp giá trị dự toán xây lắp
TT Khoản mục chi phí Cách tính
I Giá trị dự toán lắp đặt sau thuế (GXDCPT) G + VAT
1 Chi phí trực tiếp (T) VL +NC + M + TT a Chi phí vật liệu (VL) jvl vl j j CL D Q × + ∑ =1
b Chi phí nhân công (NC) (1 )
1 nc j jnc j K D Q × × + ∑ =
c Chi phí máy thi công (M) (1 )
1 Kmtc D Q jm j j× × + ∑ = d Chi phí trực tiếp khác (TT) 1,5% x (VL+NC+M) 2 Chi phí chung (C) P x T
3 Thu nhập chịu thuế tính trước (TL) (T + C) x tỷ lệ quy định 4 Giá trị dự toán xây dựng công trình chính, phụ
trợ, tạm phục vụ thi công trước thuế (G) T + C + TL
5 Thuế giá trị gia tăng (VAT) G x Thuế suất thuế VAT của XD
6 Giá trị dự toán công tác lắp đặt tính tương tự GXDnhưng C =P x M
Trong đó
Qj: Khối lượng công tác xây dựng thứ j
Djnc: Chi phí nhân công trong đơn giá xây dựng công tác xây dựng thứ j; Djm: Chi phí máy thi công trong đơn giá xây dựng của công tác xây dựng thứ j; CLVL: Chênh lệch vật liệu nếu có;
Knc : Hệ số điều chỉnh nhân công nếu có;
Kmtc : Hệ số điều chỉnh chi phí máy thi công nếu có; P : Định mức chi phí chung
Đối với những hạng mục công trình, công trình thông dụng như nhà ở, nhà làm việc, hàng rào, kho tàng, đường sá, sân bãi... thị giá trị dự toán xây lắp trước thuế được xác định theo công thức sau:
GXD = DTH x S Trong đó:
DTH : Mức giá (đơn giá tổng hợp) tính theo 1 đơn vị diện tích hay 1 đơn vị công suất sử dụng của hạng mục công trình, công trình;
S : Diện tích (công suất) của hạng mục công trình, công trình
2.1.2. Cấp phát tạm ứng và thu hồi tạm ứng
Đối tượng cấp phát tạm ứng vốn xây lắp là các gói thầu xây lắp .
Mức vốn tạm ứng của các gói thầu xây lắp được tính bằng tỷ lệ phần trăm so với giá trị hợp đồng nhưng không vượt kế hoạch vốn hàng năm của gói thầu. Cụ thể:
TT Giá trị gói thầu xây lắp (GXL) Tỷ lệ tạm ứng Mức tạm ứng tối đa
1 GXL< 10 tỷ 20% ≤ kế hoạch vốn năm
2 10 tỷ≤GXL < 50 tỷ 15% ≤ kế hoạch vốn năm
3 50 tỷ≤ GXL 10% ≤ kế hoạch vốn năm
Trường hợp kế hoạch vốn cả năm của gói thầu bố trí thấp hơn mức vốn được tạm ứng của gói thầu theo quy định, Kho bạc Nhà nước tiếp tục cấp phát thanh toán vốn tạm ứng cho gói thầu trong kế hoạch năm sau cho đến khi đạt đến mức tỷ lệ tạm ứng theo quy định.
Để được cấp phát tạm ứng, ngoài các tài liệu cơ sở của dự án, chủ đầu tư phải lập giấy đề nghị tạm ứng vốn đầu tư và chứng từ rút vốn đầu tư gửi đến Kho bạc Nhà nước. Nhận được hồ sơ đề nghị cấp phát thanh toán tạm ứng của chủ đầu tư; Kho bạc Nhà nước kiểm soát, cấp vốn cho chủ đầu tư, đồng thời thay chủ đầu tư thanh toán trực tiếp cho nhà thầu hoặc người thụ hưởng khác.
Vốn tạm ứng các hợp đồng xây lắp được thu hồi dần vào từng kỳ thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành.
Thời điểm bắt đầu thu hồi tạm ứng được quy định tùy vào giá trị gói thầu và tỷ lệ vốn thanh toán cho khối lượng hoàn thành của gói thầu so với giá trị gói thầu. Vốn tạm
ứng được thu hồi hết khi gói thầu được thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng.
TT Giá trị gói thầu xây lắp (GXL)
Bắt đầu thu hồi tạm ứng
1 GXL < 10 tỷ Thanh toán đạt 30% giá trị hợp đồng 2 10 tỷ≤GXL< 50 tỷ Thanh toán đạt 25% giá trị hợp đồng 3 50 tỷ≤ GXL Thanh toán đạt 20% giá trị hợp đồng
Trường hợp vốn tạm ứng chưa thu hồi hết do gói thầu chưa được thanh toán đạt đến tỷ lệ quy định trên nhưng dự án không được ghi tiếp kế hoạch hoặc bị đình thi công, chủ đầu tư phải giải trình với Kho bạc Nhà nước về tình hình sử dụng số vốn tạm ứng chưa được thu hồi, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý. Trường hợp đã được cấp phát vốn tạm ứng mà gói thầu không triển khai thi công theo đúng thời hạn quy định trong hợp đồng, chủ đầu tư phải giải trình với Kho bạc Nhà nước và có trách nhiệm hoàn trả số vốn đã tạm ứng.
2.1.3. Cấp phát thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành
Khối lượng xây lắp hoàn thành theo hình thức chỉ định thầu hoặc hình thức tự thực hiện dự án được cấp phát vốn thanh toán là khối lượng thực hiện được nghiệm thu theo giai đoạn hoặc được nghiệm thu hàng tháng theo đúng hợp đồng đã ký, đúng thiết kế bản vẽ thi công hoặc thiết kế kỹ thuật thi công được duyệt, có trong kế hoạch đầu tư năm được giao, có dự toán chi tiết được duyệt theo đúng định mức đơn giá của Nhà nước.
Khối lượng xây lắp hoàn thành theo hình thức đấu thầu hoặc theo hợp đồng chìa khoá trao tay EPC (hợp đồng thiết kế - cung ứng thiết bị vật tư - xây dựng) được cấp phát vốn thanh toán là khối lượng thực hiện đã được nghiệm thu theo tiến độ trong hợp đồng; có trong kế hoạch đầu tư năm được giao. Trên cơ sở khối lượng đã nghiệm thu, chủ đầu tư va nhà thầu xác định tiến đôi thực hiện thao hợp đồng đề nghị cấp phát vốn thanh toán.
Trường hợp khối lượng phát sinh tăng hoặc giảm so với khối lượng trong hợp đồng nhưng phạm vi của hồ sơ mời thầu và không do lỗi của nhà thầu thì khối lượng nghiệm thu thanh toán phải phù hợp với các điều kiện cụ thể quy định trong hợp đồng, có văn bản phê duyệt, được tính theo đơn giá của hợp đồng. Giá trị hợp đồng sau khi điều chỉnh không được vượt dự toán hoặc giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu được duyệt; trừ trường hợp được người có thẩm quyền cho phép.
Khối lương phát sinh vượt hoặc ngoài hợp đồng, ngoài phạm vi hồ sơ mời thầu thì khối lượng nghiệm thu thanh toán phải có văn bản phê duyệt (đấu thầu) hoặc dự toán bổ sung được duyệt (chỉ định thầu) của cấp có thẩm quyền cả về khối lượng và đơn giá.
Để được cấp phát vốn thanh toán cho khối lượng xây lắp hoàn thành, chủ đầu tư lập hồ sơ đề nghị cấp phát vốn thanh toán gửi đến Kho bạc Nhà nước,
bao gồm:
- Biên bản nghiệm thu khối lượng xây lắp hoàn thành kèm theo bản tính giá trị khối lượng được nghiệm thu;
- Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư nếu có; - Chứng từ rút vốn đầu tư;
- Những khối lượng phát sinh vượt hoặc ngoài hợp đồng phải có văn bản phê duyệt (nếu khối lượng phát sinh được đấu thầu) hoặc dự toán bổ sung được duyệt (nếu khối lượng phát sinh được chỉ định thầu) của cấp có thẩm quyền.
Căn cứ hồ sơ đề nghị cấp phát vốn thanh toán do chủ đầu tư gửi đến; Kho bạc Nhà nước kiểm tra, kiểm soát, cấp phát vốn cho chủ đầu tư và thanh toán cho các Nhà thầu, đồng thời thu hồi tạm ứng theo đúng quy định.