Kiểm tra, thanh tra, kế toán, kiểm toán ngân sách Nhà nước

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản lý tài chính công (Trang 77 - 82)

II. Quản lý chu trình ngân sách Nhà nước

1. Nguyên tắc quản lý ngân sách Nhà nước

3.4. Kiểm tra, thanh tra, kế toán, kiểm toán ngân sách Nhà nước

Nguồn lực của ngân sách Nhà nước là nguồn lực do nhân dân đóng góp vì các mục đích chung của cả cộng đồng. Bởi vậy, công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán luôn là vấn đề được quan tâm trong công tác quản lý ngân sách. Nó đảm bảo cho việc thực hiện ngân sách đúng về pháp luật cả về chính sách và tài chính đồng thời sử dụng nguồn

lực theo đúng mục tiêu đề ra, tránh những hậu quả xấu đè nặng lên người dân, người chịu thuế. Quá trình này có nhiều cơ quan tham gia nhưng chịu trách nhiệm chính vẫn thuộc về thủ trưởng của các đơn vị dự toán. Các Bộ, các đơn vị dự toán cấp trên chịu trách nhiệm kiểm tra việc chấp hành các chế độ thu, chi và quản lý ngân sách, quản lý tài sản Nhà nước của các đơn vị trực thuộc và hướng dẫn các đơn vị này thực hiện việc kiểm tra trong đơn vị mình. Cơ quan tài chính, cơ quan thu ngân sách, cơ quan Kho bạc Nhà nước, có trách nhiệm tổ chức thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên, định kỳ đối với các đơn vị, cá nhân có nghĩa vụ thu nộp ngân sách, đơn vị sử dụng ngân sách các cấp.

Thanh tra Tài chính có nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành thu, chi và quản lý ngân sách, quản lý tài sản Nhà nước của các tổ chức và cá nhân, xem xét giải quyết các đơn khiếu tố về tài chính, kiểm tra các vụ việc đã xảy ra trong hoạt động tài chính công. Các tổ chức, cá nhân có nhiệm vụ thu, nộp ngân sách Nhà nước,

sử dụng vốn, kinh phí ngân sách Nhà nước và quản lý các khoản thu, chi tài chính phải tổ chức hạch toán kế toán, lập báo cáo kế toán các khoản thu, chi của ngân sách Nhà nước và các khoản thu, chi tài chính theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê, theo chế độ kế toán và Mục lục ngân sách Nhà nước. Công tác kế toán và quyết toán ngân sách phải thực hiện thống nhất về:

- Chứng từ thu, chi ngân sách Nhà nước. - Mục lục ngân sách Nhà nước.

- Hệ thống tài khoản, sổ sách, mẫu biểu báo cáo.

- Mã số đối tượng nộp thuế và mã số đối tượng sử dụng ngân sách.

Kiểm toán Nhà nước tiến hành kiểm tra và đánh giá các thông tin liên quan tới quá trình quản lý và sử dụng vốn của NSNN tại các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và các doanh nghiệp có sử dụng vốn của ngân sách Nhà nước. Quan hệ giữa cơ quan kiểm toán Nhà nước và đơn vị phải kiểm toán là quan hệ bắt buộc theo luật định. Cơ quan kiểm toán Nhà nước xác nhận, đánh giá và nhận xét các tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo kế toán đã được kiểm toán và chịu trách nhiệm về các nội dung đó. Theo quy định của luật ngân sách Kiểm toán Nhà nước có nhiệm vụ xác định tính đúng đắn, hợp pháp của báo cáo quyết toán ngân sách các cấp và đơn vị dự toán. Kết quả kiểm toán này được báo cáo Chính phủ, Quốc hội và thực hiện trước khi Quốc hội, Hội đồng nhân dân phê chuẩn quyết toán.

Bảng Tóm tắt quy trình ngân sách Việt Nam

Giai đoạn Nội dung công việc Thời gian

Giai đoạn chuẩn bị và lập dự toán ngân sách

Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về định mức phân bổ NS và chế độ chi NS quan trong để làm căn cứ xây dựng dự toán NSNN

Trước 1/5

Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị về xây dựng dự toán NSNN

Trước 31/5 Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ra thông

tư huwowgs dẫn và thông báo số kiểm tra

Các Bộ, cơ quan Trung Ương và UBND các tỉnh hướng dẫn đơn vị cấp dưới lập dự toán

Trước 10/6

Các cơ quan, đơn vị, các tỉnh gửi dự toán đến Bộ

Tài chính và Bộ kế hoạch và Đầu tư Chậm nhất 20/7 Bộ Tài chính tổ chức làm việc với cơ quan

Trung ương và địa phương; Tổng hợp và lập dự toán NSNN và trình Chính phủ

Từ cuối tháng 7

Chính phủ trình các cơ quan của Quốc hội thẩm tra

Trước 1/10 Giai đoạn thẩm

tra, phê chuẩn và phân bổ NS

Ủy ban Kinh tế và Ngân sách (UBKT&NS) thẩm tra:

- Tình hình thực hiện NSNN và NSTW năm N

- Phương án phân bổ NSTW năm N+1

Chậm nhất 5/10

Chính phủ báo cáo giải trình sau phiên họp thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội

3 ngày sau phiên họp thẩm tra Báo cáo thẩm tra của UBKT&NS Chậm nhất 12/10

UBTV Quốc hội cho ý kiến Trươc ngày 18/10

UBKT&NS hoàn chỉnh báo cáo thẩm tra trước

khi khai mạc kỳ họp Quốc hội Chậm nhất 10 ngày Quốc hội họp, thảo luận, chất vấn và quyết định

dự toán NSNN và phân bổ NSTW Trước ngày 15/11 Chính phủ giao dự toán NSNN cho các cơ quan

TW và địa phương Trước 20/11

- UBND trình xem xét điều chỉnh lại dự toán trên cơ sở quyết định của QH sau đó trình HĐND capas tỉnh thảo luận, quyết định NSĐP

- HĐND cấp tỉnh quyết định dự toán NSĐP và phân bổ NSĐP.

HĐND cấp huyện quyết định dự toán NS cấp huyện và phương án phân bổ NS cấp huyện

10 ngày sau khi được HĐND tỉnh phê duyệt

Giao dự toán NS xã và các đơn vị sử dụng NS Trước 31/12 Giai đoạn chấp

hành NS

Chính phủ và UBND các cấp tổ chức thực hiện

dự toán NS đã được duyệt Trong năm tài khóa

Giai đoạn

quyết toán NS Chính phủ, UBND các cấp tổ chức lập quyết toán NS trình HĐND các cấp và Quốc hội phê chuẩn.

18 tháng kể từ ngày kết thúc niên độ NS

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Quản lý Tài chính công, Học viện Tài chính, NXB Tài chính, năm 2007

2. Hướng dẫn xây dựng và thực hiện khuôn khổ chi tiêu trung hạn - MTEF, Bộ Tài chính - Dự án VIE/96/028, năm 2001

3. Báo cáo kế hoạch chi tiêu và tài chính trung hạn giai đoạn 2006-2008, Bộ Tài chính - Dự án cải cách quản lý tài chính công, năm 2006

4. Đổi mới chi tiêu công cộng ở Việt Nam, Chương trình phát triển Liên hợp quốc - Bộ Tài chính, năm 2003

5. Đánh giá và quản lý chi tiêu công ở Việt Nam - Những kết quả về lý luận và thực tiễn, Dự án VIE/96/028, năm 2003

Chương 4: Quản lý thu Ngân sách Nhà nươc (NSNN)

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản lý tài chính công (Trang 77 - 82)