III. Tổ chức bộ máy quản lý tài chính công
2. Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý tài chính công hiện nay ở Việt Nam
2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài chính (Tham khảo Nghị định của Chính phủ
77/2003/NĐ-CP ngày 01/07/2003 quy định chức năng, nhiệm vụ - quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính)
Bộ Tài chính là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài chính, ngân sách Nhà nước, thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách Nhà nước, dự trữ quốc gia, các quỹ TCC, đầu tư tài chính, tài chính doanh nghiệp và hoạt động dịch vụ tài chính (gọi chung là lĩnh vực tài chính - ngân sách), hải quan, kế toán, kiểm toán độc lập và giá cả trong phạm vi cả nước; quản lý Nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực tài chính- ngân sách, hải quan, kế toán, kiểm toán độc lập và giá cả; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Bộ Tài chính có các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Xây dựng các dự án luật, pháp lệnh và dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật khác về lĩnh vực tài chính - ngân sách , hải quan, kế toán, kiểm toán độc lập và giá cả.
- Lập dự toán ngân sách Nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ưương hàng năm, dự toán điều chỉnh ngân sách Nhà nước trong trường hợp cần thiết, quyết toán ngân sách trung ưương, quyết toán ngân sách Nhà nước.
- Quản lý thu thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách Nhà nước.
- Quản lý quỹ ngân sách, quỹ dự trữ Nhà nước và các quỹ tài chính khác của Nhà nước.
- Quản lý dự trữ quốc gia.
- Thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp.
- Thống nhất quản lý Nhà nước về vay và trả nợ của Chính phủ, vay và trả nợ của quốc gia và các nguồn viện trợ quốc tế.
- Quản lý Nhà nước đối với các hoạt động ngân hàng, tổ chức tài chính phi ngân hàng và dịch vụ tài chính (kinh doanh bảo hiểm, xổ số, dịch vụ tài chính, kế toán kiểm toán, tư vấn thuế, kinh doanh và giao dịch chứng khoán).
- Quản lý hoạt động hải quan. - Quản lý giá.
- Phát hành công trái, trái phiếu Chính phủ và quản lý thị trường chứng khoán. - Thực hiện hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ và đại diện của Chính phủ tại các diễn đàn tài chính quốc tế song phương đa phương theo sự phân công của Chính phủ.
- Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra tài chính đối với các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
Để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình, bộ máy của Bộ Tài chính được tổ chức thành các Vụ chức năng và các tổ chức quản lý tài chính chuyên ngành trực thuộc Bộ. Bên cạnh đó còn có một số tổ chức quản lý tài chính chuyên ngành không trực thuộc Bộ Tài chính thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính Nhà nước trên phạm vi cả nước về những lĩnh vực chuyên biệt nh: Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam..., một số tổ chức khác lại thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính Nhà nước trên phạm vi từng địa phương theo đơn vị hành chính nh: Các Sở tài chính (ở cấp tỉnh và tưương đưương), các Phòng tài chính (ở cấp huyện và tưương đưương) các Ban tài chính (ở cấp xã và tưương đưương). Phần dưới đây sẽ giới thiệu về chức năng nhiệm vụ của một số tổ chức quản lý tài chính chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính Nhà nước trên phạm vi cả nước.