Chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức quản lý tài chính chuyên ngành

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản lý tài chính công (Trang 43 - 53)

III. Tổ chức bộ máy quản lý tài chính công

2. Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý tài chính công hiện nay ở Việt Nam

2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức quản lý tài chính chuyên ngành

2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước

(Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 235/2003/QĐ-TTg ngày 13/11/2003 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính)

Kho bạc Nhà nước là tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về quỹ ngân sách Nhà nước, các quỹ tài chính Nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước, thực hiện việc huy động vốn cho Ngân sách Nhà nước và cho đầu tư phát triển qua hình thức phát hành công trái, trái phiếu theo quy định của pháp luật.

Kho bạc Nhà nước có các nhiệm vụ sau đây:

- Soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý quỹ ngân sách Nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật khác thuộc phạm vi thẩm quyền của Kho bạc Nhà nước và tổ chức thực hiện thống nhất trong cả nước, hướng dẫn về nghiệp vụ hoạt động của Kho bạc Nhà nước.

+ Quản lý quỹ NSNN và các quỹ TCC khác bao gồm;

- Tập trung và phản ánh các khoản thu ngân sách Nhà nước, bao gồm cả thu viện trợ, vay nợ trong nước và ngoài nước. Thực hiện việc thu, nộp vào quỹ NSNN và thanh toán số thu ngân sách cho các cấp ngân sách theo quy định của Luật NSNN và của cấp có thẩm quyền.

- Thực hiện chi NSNN, kiểm soát, thanh toán chi trả các khoản chi NSNN theo quy định của pháp luật.

- Quản lý kiểm soát và thực hiện nhập, xuất các quỹ TCC và các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cược, ký quỹ theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Quản lý các tài sản quốc gia quý hiếm được giao và quản lý tiền, tài sản các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại Kho bạc Nhà nước.

+ Thực hiện nghiệp vụ thanh toán và điều hành tồn ngân Kho bạc Nhà nước bao gồm:

- Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản tiền gửi và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có quan hệ giao dịch với Kho bạc Nhà nước. Mở tài khoản tiền gửi (có kỳ hạn và không có kỳ hạn) tại Ngân hàng Nhà nước hoặc Ngân hàng thưương mại Nhà nước để thực hiện các hoạt động nghiệp vụ của Kho bạc Nhà nước.

- Tổ chức quản lý điều hành tồn ngân Kho bạc Nhà nước tập trung thống nhất trong toàn hệ thống KBNN, bảo đảm các nhu cầu thanh toán, chi trả của NSNN và các đối tượng giao dịch khác.

- Được sử dụng tồn ngân KBNN tạm ứng cho Ngân sách Nhà nước theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

+ Tổ chức công tác kế toán, thống kê và chế độ báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.

+ Thực hiện một số dịch vụ tín dụng theo quy định hoặc được uỷ thác.

+ Tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý hệ thống thông tin trong toàn bộ hệ thống KBNN.

KBNN được tổ chức theo nguyên tắc tập trung thống nhất thành hệ thống dọc theo đơn vị hành chính từ TW đến địa phương với cơ cấu tổ chức như sau:

- KBNN ở TW trực thuộc Bộ Tài chính.

- KBNN các tỉnh, thành phố trực thuộc TW trực thuộc KBNNTW.

- KBNN quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trực thuộc KBNN tỉnh, thành phố trực thuộc TW.

(Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 218/2003 QĐ-TTG ngày 28/10/2003 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính.)

Tổng cục Thuế là tổ chức thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các khoản thu nội địa, bao gồm thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN (gọi chung là thuế) theo quy định của pháp luật.

Tổng cục Thuế có các nhiệm sau đây:

- Soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý thu thuế và tổ chức thực hiện thống nhất trong cả nước.

- Lập dự toán thu thuế hàng năm.

- Hướng dẫn nghiệp vụ về kê khai, tính thuế, phát hành thông báo thuế và tổ chức thực hiện thống nhất trong cả nước.

- Tuyên truyền, giáo dục, vận động thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ nộp thuế theo quy định và thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân nộp thuế.

- Đề nghị hoặc được quyết định theo thẩm quyền việc miễn, giảm, hoàn thuế, trưng thu thuế, ấn định thuế, cưỡng chế thi hành pháp luật về thuế theo quy định.

- Thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành pháp luật thuế đối với các tổ chức, cá nhân nộp thuế, tổ chức cá nhân quản lý thu thuế, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.

- Tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê thuế và chế độ báo cáo tài chính theo quy định.

- Quản lý hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế, lưu giữ các tài liệu liên quan đến công tác thu thuế của các đối tượng nộp thuế.

Tổng cục Thuế được tổ chức theo nguyên tắc tập trung thống nhất thành hệ thống dọc từ TW đến địa phương theo đơn vị hành chính với cơ cấu tổ chức nh sau:

- Tổng cục Thuế.

- Cục Thuế ở các tỉnh, thành phố trực thuộc TW (gọi chung là Cục Thuế tỉnh trực thuộc Tổng cục Thuế).

- Chi cục Thuế ở các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Chi cục Thuế huyện) trực thuộc Cục thuế tỉnh.

2.2.3. Chức năng nhiệm vụ của Tổng cục Hải quan

(Theo Nghị định của Chính phủ số 96/2002/NĐ-CP ngày 19/11/2002 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan).

Tổng cục Hải quan là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý Nhà nước chuyên ngành về hải quan; thực thi pháp luật hải quan trong phạm vi cả nước.

Tổng cục Hải quan có các nhiệm vụ sau đây:

- Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá và phương tiện xuất khẩu, nhập khẩu quá cảnh.

- Phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới.

- Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và các khoản thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

- Tổ chức thực hiện kiểm tra sau thông quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

Tổng cục Hải quan được tổ chức theo nguyên tắc tập trung thống nhất thành hệ thống từ TW đến địa phương, với cơ cấu tổ chức nh sau:

- Tổng cục Hải quan.

- Các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc TW (gọi chung là các Cục hải quan địa phương) trực thuộc Tổng cục Hải quan.

- Các chi cục Hải quan cửa khẩu, Đội kiểm soát Hải quan và đơn vị tưương đưương trực thuộc Cục Hải quan địa phương.

2.2.4. Chức năng, nhiệm vụ của Cục Dự trữ quốc gia

(Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 270/2003/QĐ-TTG ngày 24-12-2003 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Dự trữ quốc gia trực thuộc Bộ Tài chính.)

Cục Dự trữ quốc gia là tổ chức thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về dự trữ quốc gia và trực tiếp quản lý một số loại hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật.

Cục Dự trữ quốc gia có các nhiệm vụ sau đây:

- Soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực dự trữ quốc gia. - Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm, về dự trữ quốc gia; phương án sử dụng quỹ dự trữ quốc gia hàng năm, và trong các trường hợp đột xuất.

- Phối hợp với các cơ quan có liên quan lập dự toán và phân bổ vốn bổ sung dự trữ quốc gia của NSTW cho các Bộ, ngành được phân công dự trữ quốc gia, xác định giá, khung giá mua, bán, chi phí nhập, xuất bảo quản hàng dự trữ quốc gia.

- Thẩm định, tổng hợp quyết toán việc sử dụng NSNN cho hoạt động nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia của các cơ quan được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý hàng dự trữ quốc gia.

- Tổ chức kiểm tra việc chấp hành quy chế quản lý hàng dự trữ quốc gia đối với các Bộ, ngành được giao quản lý hàng dự trữ quốc gia; đề xuất các biện pháp xử lý những vi phạm về quản lý hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật.

- Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý dự trữ quốc gia.

- Trực tiếp quản lý một số loại hàng dự trữ quốc gia được giao bao gồm các việc mua, bán, xuất, nhập, bảo quản, bảo vệ an toàn các mặt hàng dự trữ quốc gia được giao theo đúng quy định của pháp luật.

- Tổ chức nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật và công nghệ để nâng cao năng lực quản lý, hiện đại hoá hệ thống kho, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ bảo quản hàng dự trữ quốc gia.

- Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực dự trữ quốc gia theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê và đánh giá hiệu quả về tình hình quản lý, sử dụng hàng dự trữ quốc gia theo quy định của Nhà nước.

Cục Dự trữ quốc gia được tổ chức thành hệ thống dọc, theo nguyên tắc tập trung thống nhất với cơ cấu tổ chức nh sau:

- ở Trung ương có Cục Dự trữ quốc gia trực thuộc Bộ Tài chính. - Tại địa phương có các tổ chức Dự trữ quốc gia khu vực trực thuộc

Cục Dữ trữ quốc gia. Hiện nay ở Việt Nam có 19 tổ chức Dự trữ quốc gia khu vực.

2.2.5. Chức năng, nhiệm vụ của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước

(Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 161/2004/QĐ-TTg ngày 07/09/2004 quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước)

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước là tổ chức thuộc Bộ Tài chính, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán; trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán; quản lý các hoạt động dịch vụ công thuộc lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

- Soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán và tổ chức thực hiện các văn bản đó; Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

dài hạn, năm năm, hàng năm về chứng khoán, thị trường chứng khoán và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sau khi được duyệt;

- Trình cấp có thẩm quyền quyết định thành lập, đình chỉ hoạt động hoặc giải thể Trung tâm Giao dịch chứng khoán, Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán, các tổ chức khác có liên quan đến hoạt động chứng khoán và giao dịch chứng khoán;

- Ban hành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm chuyên môn nghiệp vụ, định mức kinh tế - kỹ thuật để áp dụng trong các tổ chức, đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật;

- Cấp, gia hạn, đình chỉ hoặc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký phát hành, đăng ký giao dịch, giấy phép niêm yết, giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề kinh doanh và dịch vụ chứng khoán theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức, quản lý Trung tâm Giao dịch chứng khoán, Sở Giao dịch chứng khoán và các thị trường giao dịch chứng khoán có tổ chức, trung tâm lưu ký, đăng ký, thanh toán bù trừ chứng khoán;

- Quản lý việc thực hiện các quy định về chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với các tổ chức phát hành chứng khoán ra công chúng, tổ chức niêm yết chứng khoán, tổ chức kinh doanh chứng khoán và tổ chức phụ trợ theo quy định của pháp luật;

- Thanh tra, kiểm tra và giám sát các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động tại thị trường chứng khoán và xử lý các vi phạm về chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật;

- Hướng dẫn, tạo điều kiện cho các tổ chức hiệp hội chứng khoán thực hiện mục đích, tôn chỉ và Điều lệ hoạt động của hiệp hội; kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước, xử lý hoặc kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật của hiệp hội chứng khoán theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện chế độ báo cáo về chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

- Thực hiện hợp tác quốc tế về chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

- Thực hiện cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt;

- Tổ chức công tác phân tích dự báo, thông tin, tuyên truyền, phổ cập kiến thức, đào tạo và bồi dưỡng về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên thị trường chứng khoán;

- Tổ chức, quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin; hiện đại hóa công tác quản lý chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

- Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước bao gồm:

- Ở Trung ương có Ủy ban chứng khoán nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính - Một số tổ chức sự nghiệp thuộc ủy ban, trong đó có

+ Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội;

+ Trung tâm Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh;

2.2.6. Chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

(theo Nghị định của Chính phủ số 100/2002NĐ-CP ngày 06/12/2002 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam)

Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan sự nghiệp thuộc Chính phủ, có chức năng thực hiện chính sách, chế độ BHXH, BHYT (gọi chung là BHXH) và quản lý BHXH theo quy định của pháp luật.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam có các nhiệm vụ sau đây:

+ Tổ chức thực hiện chính sách chế độ BHXH, thu các khoản đóng BHXH bắt buộc và tự nguyện.

+ Quản lý quỹ BHXH và tổ chức việc chi trả BHXH cho người tham gia BHXH được đầy đủ, thuận tiện và đúng thời hạn.

+ Xây dựng và tổ chức thực hiện đề án và biện pháp để bảo tồn giá trị và tăng trưởng quỹ BHXH.

+ Kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan Nhà nước có liên quan về việc sửa đổi, bổ sung các chính sách, cơ chế quản lý quỹ, cơ chế quản lý tài chính (kể cả chi phí quản

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản lý tài chính công (Trang 43 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)