Quản lý quá trình chi của NSNN

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản lý tài chính công (Trang 33 - 35)

II. Những nội dung cơ bản của quản lý TCC

1.2. Quản lý quá trình chi của NSNN

Chi NSNN có quy mô và mức độ rộng lớn, bao gồm nhiều lĩnh vực, ở nhiều địa phương, ở tất cả các cơ quan công quyền. Mặt khác, trong điều kiện kinh tế thị trường chi NSNN vừa mang tính chất không hoàn trả trực tiếp, lại vừa có tính chất hoàn trả trực tiếp. Vì vậy, việc quản lý các khoản chi NSNN hết sức phức tạp.

Xét theo yếu tố thời hạn của các khoản chi NSNN, có thể hình dung nội dung cụ thể quản lý các khoản chi NSNN bao gồm:

+ Quản lý các khoản chi đầu tư phát triển + Quản lý các khoản chi thường xuyên + Quản lý các khoản chi trả nợ

+ Quản lý chi dự phòng

Các khoản chi kể trên được trang trải bằng các nguồn tài chính khác nhau, mang tính chất khác nhau. Do đó trong việc hoạch định các phương pháp và nguyên tắc quản lý cụ thể cũng khác nhau. Trong quản lý các khoản chi của NSNN phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau đây:

- Đảm bảo nguồn tài chính cần thiết để các cơ quan công quyền thực hiện các nhiệm vụ được giao theo đúng đường lối, chính sách, chế độ của Nhà nước. NSNN là công cụ tài chính quan trọng của Nhà nước. Vì vậy , bất luận trong điều kiện nào, việc quản lý các khoản chi của NSNN phải hướng vào mục tiêu chính là đảm bảo nguồn tài chính cho việc thực hiện các nhiệm vụ của các cơ quan công quyền đã được Nhà nước giao phó.

Tuy nhiên trong thực tế, việc đảm bảo yêu cầu này không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhất là trong điều kiện khả năng tập trung nguồn lực tài chính của Nhà nước còn

hạn chế, yêu cầu thực hiện, nhiệm vụ của các cơ quan công quyền lại cấp bách và rộng lớn. Nhằm giải quyết mâu thuẫn này trong quản lý các khoản chi của NSNN cần thiết phải xác lập đượcthứ tự u tiên các khoản chi, đồng thời về phía Nhà nước, cần có sự cân nhắc khi giao nhiệm vụ cho các cơ quan công quyền.

- Quản lý các khoản chi phải đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả Tiết kiệm và hiệu quả là yêu cầu sống còn trong mọi hoạt động kinh tế xã hội. Đặc biệt việc quản lý các khoản chi NSNN lại càng phải coi trọng việc tiết kiệm và hiệu quả. Đó là tiêu thức cơ bản khi xác lập các biện pháp quản lý. Luận điểm này được xác lập dựa trên những căn cứ sau đây:

Một là, xuất phát từ tính chất của các khoản chi của NSNN có quy mô, mức độ rộng lớn phức tạp, lợi ích của các khoản chi mang lại thường ít gắn liền với lợi ích cụ thể, cục bộ. Do đó sự quan tâm của người sử dụng nguồn lực tài chính của Nhà nước phần nào bị hạn chế.

Hai là, so với các khoản chi ở các khâu tài chính khác trong nền kinh tế, thì các khoản chi của NSNN nói chung có tỷ trọng lớn và có ảnh hưởng đến toàn bộ vấn đề kinh tế, xã hội của đất nước. Vì vậy các khoản chi của NSNN không đúng mục đích, không tiết kiệm, hiệu quả kém sẽ gây tổn hại to lớn đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội.

Xuất phát từ những lý do đó, trong quản lý các khoản chi của NSNN phải coi trọng mục tiêu tiết kiệm và hiệu quả. Nhằm đạt được tiêu chuẩn tiết kiệmvà hiệu quả trong quản lý các khoản chi của NSNN cần thiết phải quản lý chặt chẽ từ khâu xây dựng kế hoạch, xây dựng định mức, thường xuyên phân tích, đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm việc thực hiện các khoản chi của NSNN. Trên cơ sở đó đổi mới các biện pháp chi và cơ cấu chi, chuyển một NSNN mang tính chất bao cấp sang một NSNN phù hợp với kinh tế thị trường.

- Gắn nội dung quản lý các khoản chi NSNN với nội dung quản lý các mục tiêu của kinh tế vĩ mô. Tăng cường việc làm, ổn định cán cân thanh toán, kìm chế lạm phát luôn luôn là mục tiêu phấn đấu ở mọi quốc gia. Cácmục tiêu đó có mối quan hệ hữu cơ với các khoản chi của NSNN. Các mục tiêu đó là cơ sở đặt ra yêu cầu cho việc thực hiện các khoản chi của NSNN.

Ngược lại , các khoản chi của NSNN lại có tác động to lớn đến các mục tiêu của kinh tế vĩ mô. Chính vì vậy, trong quản lý chi NSNN cần phải chú ý mối quan hệ này, làm thế nào để các khoản chi NSNN có tác động tích cực đến việc thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Phải trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô để bố trí các khoản chi cho thích hợp. Để thực hiện các yêu cầu trên, điều quan trọng là phải tìm ra những biện pháp quản lý chi thích hợp đối với từng khoản chi cụ thể ở những hoàn cảnh cụ thể. Trong thực tiễn, đối với từng khoản chi có nhiều biện pháp quản lý khác nhau. Song biện pháp quản lý chi NSNN chung nhất là:

+ Thiết lập các định mức chi. Định mức chi vừa là cơ sở để xây dựng kế hoạch chi, vừa là căn cứ để thực hiện việc kiểm soát các khoản chi của NSNN. Nguyên tắc chung để thiết lập các định mức chi là vừa phải đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tiễn khách quan của các đơn vị thụ hưởng nguồn kinh phí của NSNN, vừa phải đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả.

+ Xác lập thứ tự u tiên các khoản chi của NSNN theo mức độ cần thiết đối với từng khoản chi trong tình hình cụ thể về phát triển kinh tế, xã hội, về việc thực hiện các chức năng của cơ quan công quyền.

+ Xây dựng quy trình cấp phát các khoản chi chặt chẽ, hợp lý nhằm hạn chế tối đa những tiêu cực nảy sinh trong quá trình cấp phát, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm soát chi của các cơ quan có thẩm quyền.

+ Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm toán nhằm ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực trong việc sử dụng nguồn kinh phí của Nhà nước. Đồng thời qua quá trình thực hiện thanh tra, kiểm tra và kiểm toán phát hiện những bất hợp lý trong chính sách, chế độ nhằm hoàn thiện bổ sung chính sách, chế độ.

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản lý tài chính công (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)