Điều kiện cấp phát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản lý tài chính công (Trang 113 - 117)

II. Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN

1. Những vấn đề chung về quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN

1.4. Điều kiện cấp phát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN

1.4.1. Điều kiện cấp phát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Thứ nhất, dự án đầu tư phải được ghi vào trong kế hoạch đầu tư hàngnăm của Nhà nước.

Kế hoạch là một trong những công cụ quan trọng để Nhà nước Chính phủ quản lý các hoạt động kinh tế - xã hội, vì vậy mọi dự án đầu tư bằng nguồn vốn NSNN cấp phát chỉ được cấp phát vốn khi được ghi vào kế hoạch đầu tư hàng năm của Nhà nước.

Mặt khác, các nguyên tắc cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN cũng đòi hỏi các dự án đầu tư muốn được cấp phát vốn phải được ghi kế hoạch đầu tư hàng năm. Khi dự án đầu tư được ghi vào trong kế hoạch đầu tư hàng năm của Nhà nước, nó minh chứng dự án đã được cân đối trên tổng thể phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, từng ngành, từng địa phương; có đủ thủ tục đầu tư và xây dựng; được tính toán về hiệu quả đầu tư, phương án đầu tư, nguồn vốn đầu tư; cân đối về khả năng cung cấp vật tư thiết bị, các giải pháp công nghệ thi công xây dựng, điều kiện đưa dự án vào khai thác sử dụng và được cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư

Chính phủ

HĐND,UBND

Tỉnh Bộ Tài Chính

Sở Tài chính

Chủ đầu tư KBNN cơ sở

1 1 2 3 4 4a 6 7 5 8 3a

trong năm kế hoạch. Các dự án đầu tư chỉ được ghi kế hoạch đầu tư hàng năm của Nhà nước khi có đủ các điều kiện sau:

- Dự án quy hoạch có đề cương hoặc nhiệm vụ dự án và dự toán chi phí công tác quy hoạch được duyệt;

- Dự án chuẩn bị đầu tư phải phù hợp với quy hoạch phát triển ngành và lãnh thổ được duyệt, có văn bản cho phép tiến hành chuẩn bị đầu tư của cấp có thẩm quyền và dự toán chi phí công tác chuẩn bị đầu tư được duyệt;

- Dự án chuẩn bị thực hiện đầu tư có quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền từ thời điểm tháng 10 của năm trước năm kế hoạch và dự toán chi phí công tác chuẩn bị thực hiện dự án được duyệt;

- Dự án thực hiện đầu tư phải có quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền từ thời điểm trước tháng 10 của năm trước năm kế hoạch, có thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán được duyệt; trường hợp dự án nhóm A và B chưa có thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán được duyệt thì trong quyết định đầu tư phải quy định mức vốn từng hạng mục công trình, có thiết kế và dự toán hạng mục công trình thi công trong năm kế hoạch được duyệt; các dự án nhóm C phải bố trí đủ vốn để thực hiện không quá 2 năm;

- Đối với dự án đầu tư bằng vốn sự nghiệp có mức vốn từ 1 tỷ đồng trở lên đảm bảo các điều kiện như các dự án đầu tư nói chung, riêng đối với dự án có mức vốn dưới 1 tỷ đồng có thiết kế và dự toán được duyệt.

Thứ hai, dự án đầu tư phải được thông báo kế hoạch vốn đầu tư năm bằng nguồn vốn NSNN.

Việc cấp phát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản chỉ có thể thực hiện được khi các dự án đầu tư có nguồn vốn đầu tư thích hợp đảm bảo. Khi các dự án đầu tư đã được thông báo kế hoạch thanh toán vốn đầu tư, nó minh chứng dự án đã có nguồn vốn đảm bảo điều kiện vật chất cần thiết để tiến hành cấp phát thanh toán cho dự án trong năm kế hoạch.

Các dự án đầu tư bằng nguồn vốn cấp phát của NSNN chỉ được cấp phát thanh vốn khi Kho bạc Nhà nước nhận được kế hoạch thanh toán vốn đầu tư năm của cơ quan tài chính. Chỉ tiêu kế hoạch thanh toán vốn đầu tư năm của từng dự án đầu tư được cơ quan tài chính thông báo là mức vốn tối đa được cấp phát thanh toán cho dự án trong năm kế hoạch.

Thứ ba, dự án đầu tư phải có đầy đủ tài liệu cần thiết làm căn cứ cấp phát thanh toán vốn đầu tư gửi tới Kho bạc Nhà nước

Các tài liệu cần thiết làm căn cứ cấp phát thanh toán vốn đầu tư là căn cứ pháp lý để minh chứng dự án đã đủ điều kiện được cấp phát thanh toán vốn, để xác định các khối lượng được cấp phát thanh toán vốn và mức vốn được cấp phát thanh toán cho từng khối lượng của dự án, xác định trách nhiệm của tổ chức và cá nhân chịu trách nhiệm về việc quản lý sử dụng vốn đầu tư đã được cấp phát thanh toán...Vì vậy, chủ đầu tư các dự án thuộc nguồn vốn cấp phát của NSNN phải chuẩn bị và gửi đầy đủ các tài liệu cần thiết làm căn cứ cấp phát thanh toán vốn phù hợp với từng dự án đầu tư, từng giai đoạn của trình tự đầu tư tới Kho bạc Nhà nước nơi chủ đầu tư mở tài khoản thanh toán của dự án.

Các tài liệu làm căn cứ cấp phát vốn đầu tư phải đảm bảo tính hợp pháp và hợp lệ theo đúng quy định của pháp luật về hình thức, nội dung, thẩm quyền quyết định... Các tài liệu làm căn cứ cấp phát thanh toán vốn đầu tư của từng dự án bao gồm các tài liệu cơ sở của dự án chỉ gửi một lần đến Kho bạc Nhà nước cho đến khi dự án kết thúc và hồ sơ đề nghị cấp phát thanh toán gửi từng lần đến Kho bạc Nhà nước mỗi khi phát sinh nhu cầu cấp phát thanh toán vốn đầu tư cho dự án.

1.4.2. Các tài liệu cơ sở của dự án

Tài liệu cơ sở của dự án đầu tư là căn cứ để phục vụ cho công tác quản lý, kiểm soát cấp phát thanh toán vốn đầu tư. Chủ đầu tư phải gửi đến Kho bạc Nhà nước nơi mở tài khoản thanh toán của dự án các tài liệu cơ sở của dự án trước khi triển khai thực hiện dự án. Tài liệu cơ sở của dự án được quy định cụ thể đối với từng dự án đầu tư.

Đối với dự án quy hoạch:

- Văn bản phê duyệt đề cương hoặc nhiệm vụ dự án quy hoạch; - Dự toán chi phí cho công tác quy hoạch được duyệt;

- Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu trong trường hợp đấu thầu, quyết định chỉ định thầu hoặc quyết định giao nhiệm vụ trong trường hợp không đấu thầu;

- Hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư với nhà thầu.

Đối với dự án chuẩn bị đầu tư:

- Văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép tiến hành chuẩn bị đầu tư dự án ;

- Dự toán chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư được duyệt;

- Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu trong trường hợp đấu thầu, quyết định chỉ định thầu hoặc quyết định giao nhiệm vụ trong trường hợp không đấu thầu;

- Hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư với nhà thầu.

Đối với dự án chuẩn bị thực hiện dự án:

- Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư và quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền;

- Dự toán chi phí công tác chuẩn bị thực hiện dự án được duyệt đối với công việc không tổ chức đấu thầu;

- Quyết định chỉ định thầu đối với công việc không tổ chức đấu thầu có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên; quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu đối với công việc tổ chức đấu thầu;

- Hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và nhà thầu. Trường hợp đấu thầu, đi kèm hợp đồng kinh tế phải bao gồm đầy đủ các tài liệu: bản tiên lượng của hồ sơ mời thầu được duyệt; bản tiên lượng tính giá dự thầu kèm theo biểu giá chi tiết của Nhà thầu và các điều kiện thay đổi về giá (nếu có), điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng.

Đối với dự án thực hiện đầu tư:

cấp có thẩm quyền nếu không có bước chuẩn bị thực hiện dự án riêng;

- Tổng dự toán kèm theo quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán; - Dự toán chi tiết được duyệt cho từng công việc, hạng mục công trình đối với công việc không tổ chức đấu thầu;

- Quyết định chỉ định thầu đối với công việc không tổ chức đấu thầu có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên; quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu đối với công việc tổ chức đấu thầu;

- Bảo lãnh tạm ứng đối với dự án ODA theo yêu cầu của Nhà tài trợ quy định trong Hiệp định và đối với dự án đầu tư bằng vốn trong nước nhưng do nhà thầu nước ngoài thực hiện có tạm ứng;

- Hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và nhà thầu, văn bản phê duyệt hợp đồng của cấp có thẩm quyền đối với thiết bị nhập khẩu (nếu có thiết bị nhập khẩu).

Trường hợp đấu thầu, đi kèm hợp đồng kinh tế phải bao gồm đầy đủ các tài liệu: bản tiên lượng của hồ sơ mời thầu được duyệt; bản tiên lượng tính giá dự thầu kèm theo biểu giá chi tiết của Nhà thầu và các điều kiện thay đổi về giá (nếu có), điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng.

Trường hợp dự án được thực hiện theo hình thức tự thực hiện dự án theo quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, tài liệu cơ sở của dự án bao gồm: báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư và quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, tổng dự toán và quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán. Đơn vị thực hiện tự tổ chức ký hợp đồng để giám sát chặt chẽ việc đầu tư và xây dựng; chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng, giá cả của sản phẩm và công trình xây dựng.

Đối với dự án đầu tư bằng nguồn vốn sự nghiệp:

Các dự án có mức vốn từ 1 tỷ đồng trở lên, tài liệu cơ sở như đối với các dự án đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư phát triển. Các dự án có mức vốn dưới 1 tỷ đồng, tài liệu cơ sở bao gồm:

- Dự toán và quyết định phê duyệt thiết kế và dự toán;

- Quyết định chỉ định thầu đối với công việc không tổ chức đấu thầu có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên; quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu đối với công việc tổ chức đấu thầu;

- Hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và Nhà thầu. Trường hợp đấu thầu, đi kèm hợp đồng kinh tế phải bao gồm đầy đủ các tài liệu: bản tiên lượng của hồ sơ mời thầu được duyệt; bản tiên lượng tính giá dự thầu kèm theo biểu giá chi tiết của Nhà thầu và các điều kiện thay đổi về giá (nếu có), điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng. Trường hợp dự án được thực hiện theo hình thức tự thực hiện dự án, tài liệu cơ sở bao gồm: dự toán và quyết định phê duyệt thiết kế và dự toán, quyết định của cấp có thẩm quyền cho phép tự thực hiện dự án.

Đối với dự án đầu tư thuộc cấp xã quản lý:

- Quyết định đầu tư kèm theo báo cáo đầu tư;

- Quyết định chỉ định thầu hoặc quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu; - Hợp đồng kinh tế giữa ban quản lý dự án và Nhà thầu.

Ngoài các tài liệu cơ sở của dự án nêu trên, công tác quản lý và cấp phát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho từng dự án đầu tư của Kho bạc Nhà nước còn phải căn cứ vào quyết định giao kế hoạch hàng năm của từng dự án của cấp có thẩm quyền và kế hoạch thanh toán vốn đầu tư hàng năm do cơ quan tài chính thông báo.

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản lý tài chính công (Trang 113 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)