Đặc điểm chi thườngxuyên của ngân sách Nhà nước

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản lý tài chính công (Trang 141 - 142)

I. Nội dung, đặc điểm chi thườngxuyên của NSNN

2. Đặc điểm chi thườngxuyên của ngân sách Nhà nước

Thứ nhất, đại bộ phận các khoản chi thường xuyên mang tính ổn định khá rõ nét. Những chức năng vốn có của Nhà nước như: Bạo lực, trấn áp và tổ chức quản lý các hoạt động kinh tế, xã hội đều đòi hỏi phải được thực thi cho dù có sự thay đổi về thể chế chính trị. Để đảm bảo cho Nhà nước có thể thực hiện được các chức năng đó, tất yếu phải cung cấp nguồn vốn từ NSNN cho nó. Mặt khác, tính ổn định của chi thường xuyên còn bắt nguồn từ tính ổn định trong từng hoạt động cụ thể mà mỗi bộ phận cụ thể thuộc guồng máy của Nhà nước phải thực hiện. Ví dụ: Cho dù nền kinh tế quốc dân đang trong thời kỳ hưng thịnh, hay suy thoái thì những công việc thuộc về quản lý hành chính tại mỗi cơ quan chính quyền vẫn cứ phải duy trì đều đặn và đầy đủ; có khác chăng là ở thứ tự ưu tiên trong giải quyết các công việc mà thôi.

Thứ hai, xét theo cơ cấu chi NSNN ở từng niên độ và mục đích sử dụng cuối cùng của vốn cấp phát thì đại bộ phận các khoản chi thường xuyên của NSNN có hiệu lực tác động trong khoảng thời gian ngắn và mang tính chất tiêu dùng xã hội. Nếu chi đầu tư phát triển nhằm tạo ra các cơ sở vật chất – kỹ thuật cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế trong tương lai, thì chi thường xuyên lại chủ yếu đáp ứng cho các nhu cầu chi để thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước về quản lý kinh tế, quản lý xã hội ngay trong năm ngân sách hiện tại.

Khi nghiên cứu cơ cấu chi NSNN theo mục đích sử dụng cuối cùng của vốn cấp phát, người ta thường phân loại các khoản chi thành hai nhóm: Chi tích luỹ và chi tiêu dùng. Theo tiêu thức này thì đại bộ phận các khoản chi thường xuyên được

xếp vào chi tiêu dùng (tiêu dùng chung cho toàn xã hội). Bởi lẽ, ở trong từng niên độ ngân sách đó các khoản chi thường xuyên chủ yếu nhằm trang trải cho các nhu cầu về quản lý hành chính Nhà nước; về quốc phòng, an ninh; về các hoạt động sự nghiệp; các hoạt động xã hội khác do Nhà nước tổ chức. Kết quả các hoạt động trên hầu như không tạo ra của cải vật chất hoặc không gắn trực tiếp với việc tạo ra của cải vật chất cho xã hội ở mỗi năm đó. Song điều đó cũng không thể làm mất đi ý nghĩa chiến lược của một số khoản chi thường xuyên. Và theo đó, người ta lại có

thể coi nó như là những khoản chi có tính chất tích luỹ đặc biệt. Ví dụ: Ngày nay người ta cho rằng khoản chi cho Giáo dục - Đào tạo, cho Khoa học - Công nghệ là những khoản chi tích 1ũy.

Thứ ba, phạm vi, mức độ chi thường xuyên của NSNN gắn chặt với cơ cấu tổ chức của bộ máy Nhà nước và sự lựa chọn của Nhà nước trong việc cung ứng các hàng hóa công cộng. Với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước, nên tất yếu quá trình phân phối và sử dụng vốn NSNN luôn phải hướng vào việc đảm bảo sự hoạt động bình thường của bộ máy Nhà nước đó. Nếu một khi bộ máy quản lý Nhà nước gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả thì số chi thường xuyên cho nó được giảm bớt và Ngược lại. Hoặc quyết định của Nhà nước trong việc lựa chọn phạm vi và mức độ cung ứng các hàng hóa công cộng cũng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến phạm vi và mức độ chi thường xuyên của NSNN.

Ví dụ: Giáo dục là hàng hóa công cộng. Trong cơ chế quản lý tập trung, bao cấp Nhà nước quyết định cung cấp hàng hóa này miễn phí thì tất yếu phạm vi và mức độ chi NSNN cho giáo dục phải rộng và lớn. Ngược lại, trong cơ chế quản lý nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thì hoạt động giáo dục có sự chăm lo của cả Nhà nước và của cả nhân dân. Nhờ đó mà Nhà nước có thể thu hẹp phạm vi chi cho lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản lý tài chính công (Trang 141 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)