2.2. Các yếu tố thúc đẩy marketing trực tiếp tại doanh nghiệp bán lẻ
2.2.2. Công nghệ phát triển mạnh
Sự phát triển cơng nghệ đóng một vai trị quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội nói chung trên thế giới. Sự phát triển cơng nghệ không chỉ ảnh hưởng tới năng lực sản xuất mà cịn ảnh hưởng khơng nhỏ tới cách thức tiếp cận thị trường của doanh nghiệp. Máy fax, điện thoại, máy tính và internet đã giúp doanh nghiệp liên lạc với khách hàng nội địa và quốc tế dễ dàng hơn. Năng lực sản xuất gia tăng làm tăng số lượng sản phẩm và nhãn hàng, người tiêu dùng có quyền so sánh và lựa chọn sản phẩm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của mình. Sự phát triển cơng nghệ thơng tin giúp người tiêu dùng dễ dàng tìm kiếm thơng tin về nhãn hàng và thương hiệu, họ trở nên nhạy cảm hơn trong mỗi quyết định mua hàng. Kỷ nguyên thông tin xã hội tác động mạnh tới cuộc sống hàng ngày của người tiêu dùng, làm xuất hiện những thái độ và hành vi mới. Công nghệ phát triển cho phép các hoạt động marketing phát triển, đơn giản hoá và tăng cường với những công cụ mới và kỹ thuật mới. Khả năng thích ứng với những cải tiến cơng nghệ được coi là tài sản giá trị nhất của doanh nghiệp bán lẻ. Do vậy, các yếu tố của chiến lược marketing hỗn hợp đều được định hình lại dựa trên công nghệ mới (Kotler et al, 2016).
Sự tác động đáng chú ý nhất của công nghệ trong chiến lược phân phối là sự đổi mới trong công nghệ thông tin và truyền thông cho phép doanh nghiệp bán lẻ quản lý kênh phân phối hiệu quả hơn. Nhờ ứng dụng internet, liên lạc giữa các thành viên kênh cởi mở hơn, thường xuyên và kịp thời, với chi phí thấp. Do đó, khả
năng phối hợp giữa các thành viên kênh được cải thiện đáng kể. Công nghệ ghi nhãn sản phẩm bằng mã vạch, mã khung, mã RFID (Radia Frequency Identification - nhận dạng bằng tần số của sóng vơ tuyến), và các phần mềm quét mã cung cấp thông tin cho doanh nghiệp quan sát tần suất bán hàng, phòng ngừa lỗi của nhân viên, do vậy quản lý hàng tồn kho hiệu quả hơn. Công nghệ thông tin phát triển giúp doanh nghiệp bán lẻ giảm số lượng trung gian phân phối trong kênh. Người tiêu dùng có thể đặt hàng trực tiếp từ các ứng dụng web và di động. Điều này giúp giảm chi phí và rủi ro trong kênh phân phối.
Trong chiến lược truyền thông, công nghệ mới dẫn đến những thay đổi căn bản trong cách thức và kênh giao tiếp giữa doanh nghiệp bán lẻ và người tiêu dùng. Sự ra đời web 2.0 cho phép doanh nghiệp tương tác với khách hàng mục tiêu. Web 3.0 và web 4.0 giúp doanh nghiệp bán lẻ tăng cường giao tiếp trực tiếp với người tiêu dùng, tạo cơ hội quan sát hành vi của người tiêu dùng, và quản lý chiến dịch truyền thông hiệu quả hơn. Giao tiếp tương tác và nội dung được cá nhân hố tăng lên theo sự phát triển của cơng nghệ di động. Người tiêu dùng luôn mang theo điện thoại di động bên mình. Doanh nghiệp bán lẻ có thể xác định vị trí tức thời của người tiêu dùng dựa trên các tín hiệu từ điện thoại di động của họ, và gửi thông điệp tới điện thoại di động của họ dựa trên địa điểm được xác định. Trên nền tảng internet và di động, doanh nghiệp cần sự đồng ý của người tiêu dùng để có thể gửi thơng điệp quảng cáo. Người tiêu dùng có quyền chủ động trong tiếp nhận thơng điệp truyền thơng, tự tìm kiếm các nội dung cần thiết trên các cơng cụ tìm kiếm và các trang mạng xã hội. Mạng xã hội phát triển tạo cơ hội cho doanh nghiệp bán lẻ chia sẻ nội dung thông điệp và quản lý phản hồi tốt hơn. Thông điệp truyền thơng mang tính lan toả và được lan truyền trên mạng xã hội nhằm khơi dậy sự tò mò và hứng thú của người nhận chứ không chỉ thuyết phục họ mua hàng như những thông điệp quảng cáo truyền thống. Người tiêu dùng có thiện cảm hơn đối với các nội dung được tiếp nhận. Vì vậy, các nền tảng internet và di động được cho là kênh hiệu quả hiện nay.