CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2.1. Cạnh tranh gay gắt trên thị trường bán lẻ Hà Nội
Quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng và cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã và đang mở ra nhiều cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam nói chung, và các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn Thành phố Hà Nội nói riêng. Hà Nội - trung tâm kinh tế, văn hố, chính trị của cả nước - luôn là nơi thu hút đầu tư của các doanh nghiệp bán lẻ trong và ngoài nước. Tốc độ thâm nhập và mở rộng nhanh chóng của các doanh nghiệp bán lẻ lớn nước ngoài đã gây ra sức ép lớn cho các nhà bán lẻ nội địa. Các doanh nghiệp bán lẻ nội địa với quy mô nhỏ, thiếu vốn, con người, và cơng nghệ để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngồi. Trong khi đó, các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài đã dần nắm được thị hiếu và thói quen tiêu dùng của người tiêu dùng Hà Nội để điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm cạnh tranh với doanh nghiệp trong nước. Cho đến nay, mới chỉ có một số ít doanh nghiệp bán lẻ nội địa như Saigon Co.op, Vincommerce, BRG Retail,...có thể gây dựng được thương hiệu và năng lực để cạnh tranh được trên thị trường bán lẻ Hà Nội. Khơng ít doanh nghiệp bán lẻ nội địa và doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài đã phải rút lui khỏi thị trường Hà Nội.
Các doanh nghiệp bán lẻ nội địa còn phải đối mặt giữa áp lực cạnh tranh giữa kênh bán lẻ truyền thống với kênh bán lẻ hiện đại, giữa bán hàng trực tiếp với bán hàng trực tuyến. Hiện nay, kênh bán lẻ truyền thống vẫn chiếm tỷ trọng lớn mặc dù các kênh thương mại điện tử phát triển nhanh chóng. Số lượng siêu thị và trung tâm thương mại vẫn không ngừng tăng lên để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Nếu các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài tập trung và các siêu thị và trung tâm thương mại thì các doanh nghiệp nội địa chủ yếu tập trung vào các cửa hàng
tiện ích và đại lý. Bên cạnh đó, xu hướng ứng dụng cơng nghệ trong đời sống buộc các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn Thành phố Hà Nội phải thay đổi để tồn tại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay.