Hoạt động marketing trực tiếp qua điện thoại

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN MARKETING TRỰC TIẾP TẠI CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ TRÊN địa BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2015 – 2030 (Trang 120 - 123)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.4. Thực trạng hoạt động marketing trực tiếp của các doanh nghiệp bán lẻ

4.4.6. Hoạt động marketing trực tiếp qua điện thoại

4.4.6.1. Telemarketing

Với mức độ phổ cập của điện thoại trong dân cư, doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn Thành phố đã sử dụng phương tiện này trong nhiều hoạt động kinh doanh của mình. Các doanh nghiệp bán lẻ sử dụng phương thức gọi điện thoại để giới thiệu sản phẩm mới, chương trình khuyến mãi, thực hiện đơn hàng, thu thập phản hồi của người tiêu dùng sau khi mua hàng, và tư vấn sử dụng, bảo dưỡng, bảo hành. Phí dịch vụ viễn thơng cịn tương đối cao, nhưng do những ưu điểm của phương thức trao đổi trực tiếp nên gọi điện thoại vẫn là cách thức được nhiều doanh nghiệp bán lẻ và người tiêu dùng lựa chọn. Đây không chỉ là hoạt động giúp doanh nghiệp tăng khả năng bán hàng mà còn thúc đẩy khả năng phân phối, dịch vụ hỗ trợ người tiêu dùng, hỗ trợ kỹ thuật và thu thập thơng tin từ phía người tiêu dùng. Hoạt động

marketing trực tiếp qua điện thoại của doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn Thành phố Hà Nội rất phổ biến nhưng lại được thực hiện một cách ồ ạt khiến người tiêu dùng trở nên khó khịu mỗi khi thấy có số điện thoại lạ gọi đến.

4.4.6.2. Mobile marketing

Công cụ tin nhắn được nhiều doanh nghiệp bán lẻ sử dụng để tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu trẻ tuổi, có thu nhập trung bình trở lên trên địa bàn Thành phố. Tin nhắn được đội ngũ bán hàng của doanh nghiệp tự thực hiện hoặc thông qua công ty chuyên cung cấp dịch vụ nhắn tin qua điện thoại. Nền tảng của hệ thống nhắn tin SMS là sự liên kết với các nhà mạng như Vinaphone, Mobiphone, Viettel. Có 2 loại hệ thống tin nhắn SMS là tin nhắn thương hiệu (SMS Brandname) và dịch vụ đầu số (SMS Gateway). Đây là phương tiện tạo sự chủ động cho doanh nghiệp bán lẻ thay vì chờ đợi khách hàng truy cập website của mình, chí phí thấp, tính tương tác cao. Người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận với tin nhắn của doanh nghiệp bán lẻ mà khơng cần phải có điện thoại thơng minh, khơng cần cài ứng dụng nào, không cần mạng wifi, 3G hay 4G. Do vậy, đây vẫn là công cụ được các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn Thành phố ưu tiên lựa chọn trong hoạt động marketing trực tiếp của mình.

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội, nhắn tin quảng cáo trực tiếp qua mạng xã hội trở thành phương tiện được nhiều doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn Thành phố Hà Nội sử dụng để tiếp cận người tiêu dùng một cách nhanh nhất. Nhờ tính năng gọi và nhắn tin miễn phí của facebook, zalo,...doanh nghiệp bán lẻ có thể tương tác với khách hàng tiềm năng tiết kiệm và hiệu quả.

Hiện nay, 44% doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn Thành phố chi dưới 10 triệu đồng cho ứng dụng trên nền tảng di động, 44% doanh nghiệp chi 10 – 50 triệu đồng, và 12% doanh nghiệp chi trên 50 triệu đồng (Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam, 2019). Chi phí này cao hơn so với các thành phố khác trên cả nước. So sánh chi phí quảng cáo dành cho website di động và ứng dụng trên nền tảng di động của doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn Thành phố với các phố lớn trên cả nước được thể hiện trong Biểu đồ 4.8. So sánh chi phí quảng cáo trên nền tảng di động các Thành phố trực thuộc trung ương.

8 Biểu đồ 4.8. So sánh chi phí quảng cáo trên nền tảng di động tại Hà Nội và

các thành phố khác

(Nguồn: Tác giả phân tích từ số liệu báo cáo của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam)

Điện thoại thông minh và các nền tảng ứng dụng đang góp phần thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn Thành phố, tạo ra sự chuyển hướng căn bản trong mối quan hệ tương tác giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp. Các doanh nghiệp khơng chỉ tích cực giới thiệu sản phẩm, chương trình khuyến mãi trên mơi trường di động, mà còn đầu tư thiết kế các ứng dụng di động (mobile app) riêng cho doanh nghiệp như Adayroi, Tiki, Shopee, Co.opmart,… Bên cạnh đầu tư phát triển mạng lưới siêu thị và cửa hàng tiện lợi, Sài Gòn Co.op hiện nay cũng đầu tư phát triển ứng dụng di động Co.op mart.

9 Hình 4.4. Minh hoạ ứng dụng di động Co.opmart4

Trên ứng dụng di động Co - op mart, người tiêu dùng có thể tìm kiếm Cẩm nang mua sắm mới nhất, tìm kiếm địa chỉ cửa hàng gần nhất, những dịch vụ cung cấp cho người tiêu dùng, cách thức liên lạc và đặt hàng, tra cứu điểm khách hàng

4 Tải ứng dụng trên di động, truy cập ngày 31/8/2020 từ website https://apps.apple.com/vn/app/co- opmart. 0% 20% 40% 60% 80%

Dưới 10 triệu đồng Từ 10 - 50 tiệu đồng Trên 50 triệu đồng

Hà Nội Tp. Hồ Chí Minh

trung thành. Tuy chưa phải là một ứng dụng hiện đại, cung cấp dịch vụ đặt hàng và thanh toán trực tiếp như các sàn thương mại điện tử, nhưng đã hỗ trợ tích cực giúp doanh nghiệp gắn kết với người tiêu dùng đúng như cam kết "Coop mart - bạn của mọi nhà".

Các ứng dụng di động giúp người tiêu dùng dễ dàng và nhanh chóng mua hàng ở mọi nơi chỉ với điện thoại thông minh, đáp ứng nhu cầu tiện lợi và cá nhân hoá của họ. Tuy nhiên, đa phần những doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa phát triển ứng dụng di động của riêng mình.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN MARKETING TRỰC TIẾP TẠI CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ TRÊN địa BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2015 – 2030 (Trang 120 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)