CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.2. Giải pháp đối với doanh nghiệp bán lẻ nhằm phát triển marketing trực
5.2.1. Căn cứ đề xuất giải pháp cho phát triển marketing trực tiếp tại doanh
tiếp tại doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2030
5.2.1. Căn cứ đề xuất giải pháp cho phát triển marketing trực tiếp tại doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2030 nghiệp bán lẻ trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2030
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng marketing trực tiếp tại các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn Thành phố Hà Nội, tác giả đề xuất một số giải pháp đối với các doanh nghiệp bán lẻ nhằm phát triển marketing trực tiếp trên địa bàn Thành phố định hướng đến năm 2030. Các giải pháp được xây dựng dựa trên cơ sở kết hợp giữa những thông tin về hoạt động marketing trực tiếp được tổng hợp và đánh giá theo phương pháp nghiên cứu định tính, và kết quả khảo sát thực tế thái độ người tiêu dùng đối với marketing trực tiếp của doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn Thành phố. Các kết quả nghiên cứu đem lại những hàm ý cho việc phát triển marketing trực tiếp tại doanh nghiệp bán lẻ, gợi ý cách tiếp cận người tiêu dùng cho các doanh nghiệp bán lẻ. Để phát triển marketing trực tiếp, các doanh nghiệp bán lẻ không chỉ tăng cường các nguồn lực nhằm đẩy mạnh hoạt động marketing trực tiếp qua các phương tiện một cách hiệu quả hơn, các doanh nghiệp cần chú ý cải thiện các yếu tố tác động tới thái độ người tiêu dùng: Tính thơng tin, Độ tin cậy, Tiện ích, Sự cho phép, và tránh gây phiền nhiễu.
Các kiến nghị được xây dựng nhằm đạt mục tiêu sau:
- Nâng cao sức hấp dẫn của marketing trực tiếp đối với người tiêu dùng, nhằm cải thiện và duy trì thái độ tích cực của người tiêu dùng đối với hoạt động marketing trực tiếp của doanh nghiệp bán lẻ; Giảm thiểu thái độ tiêu cực của người tiêu dùng, tạo hành lang phát triển thuận lợi cho hoạt động marketing trực tiếp trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
- Việc triển khai các phương án phát triển marketing trực tiếp theo từng mục tiêu cải thiện các nhân tố ảnh hưởng tới thái độ đều có thể thơng qua việc tận dụng và tối ưu hoá qua các phương tiện thực hiện hoạt động marketing trực tiếp. Do vậy, luận án đề xuất nhóm giải pháp đẩy mạnh ứng dụng các hoạt động marketing trực tiếp thông qua các phương tiện marketing trực tiếp của doanh nghiệp bán lẻ.
Điều kiện thực hiện:
Để tiếp cận khách hàng tốt hơn trong bối cảnh hành vi người tiêu dùng thay đổi nhanh chóng do tác động của cách mạng công nghệ và các dịch bệnh diễn biến phức tạp, doanh nghiệp bán lẻ cần có chiến lược cơng nghệ hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu công nghệ của hoạt động marketing trực tiếp. Đồng thời, doanh nghiệp phải có nguồn nhân lực chuyên môn sâu và chất lượng cao cho việc tiến hành các chương trình marketing trực tiếp.
Nguồn lực cơng nghệ cho doanh nghiệp bán lẻ phát triển marketing trực tiếp bao gồm tất cả các tài sản và khả năng làm chủ cơng nghệ, tìm kiếm và ứng dụng công nghệ mới trong việc ứng dụng marketing trực tiếp trong kinh doanh. Trong bối cảnh nền kinh tế số, đây là nguồn lực quan trọng hàng đầu cần được các doanh nghiệp bán lẻ nhận thức, có sự quan tâm, và đầu tư đúng đắn. Nguồn lực công nghệ cho phát triển marketing trực tiếp bao gồm chiến lược và cơ sở hạ tầng công nghệ của doanh nghiệp. Chiến lược định hướng cơng nghệ có vai trị quan trọng trong ứng dụng marketing trực tiếp hiện nay để có thể thích nghi với mơi trường cơng nghệ thơng tin thường xuyên phát triển, phát hiện ra những cơ hội kinh doanh mới, và tương tác với khách hàng của mình tốt hơn. Cuộc cách mạng 4.0 đã và đang đem đến những thay đổi đáng kể trong hành vi người tiêu dùng. Người tiêu dùng trở thành những người sử dụng công nghệ thành thạo và ngày càng ứng dụng công nghệ tốt hơn trong tìm kiếm, tổng hợp thơng tin trong mua sắm. Người tiêu dùng trên địa bàn Thành phố chủ yếu là những người trẻ, có thu nhập cao và sẵn sàng chi tiêu. Cùng với nhu cầu làm việc và học tập, tìm kiếm thơng tin mua sắm trực tuyến ngày càng đóng vai trị quan trọng đối với người tiêu dùng Thủ đô. Việc kết nối và tương tác thường xuyên với người tiêu dùng trở thành yếu tố quyết định đối với sự thành công của doanh nghiệp bán lẻ hiện nay. Chiến lược công nghệ địi hỏi doanh nghiệp bán lẻ cần có sự đầu tư cho những nguồn lực liên quan đến mạng lưới nhà cung cấp công nghệ và sự chủ động của doanh nghiệp trong ứng dụng công nghệ hướng tới người tiêu dùng.
Cơ sở hạ tầng công nghệ của doanh nghiệp bán lẻ cho phát triển marketing trực tiếp trong bối cảnh hiện nay tập trung chủ yếu vào công nghệ thông tin. Vai trị của cơng nghệ thơng tin nhanh chóng trở thành một phần khơng thể thiếu trong việc
đổi mới, cải tiến trong kinh doanh; tác động đến lợi nhuận và sự hài lòng của khách hàng. Ba yếu tố chính của một cơ sở hạ tầng cơng nghệ thơng tin bao gồm: nhân sự, quy trình và nền tảng ứng dụng. Để tối ưu hoá cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin doanh nghiệp bán lẻ cần tối ưu hoá cả ba yếu tố này. Nhân sự là yếu tố trung tâm trong bất cứ hoạt động kinh doanh nào. Việc hỗ trợ nhà quản trị công nghệ thông tin quản lý hệ thống máy chủ, máy trạm, các thiết bị di động và ứng dụng sẽ giúp sử dụng tài nguyên sẵn có, giảm chi phí và độ phức tạp của hệ thống. Tuy nhiên, công nghệ hiện đại cũng sẽ khơng thành cơng nếu khơng có quy trình làm việc phù hợp. Quy trình marketing trực tiếp phù hợp cho doanh nghiệp bán lẻ trong môi trường cạnh tranh cao và không ổn định hiện nay là đặc biệt cần thiết để tăng phản ứng của người tiêu dùng và giảm chi phí. Điều này được thực hiện thông qua việc xác định các đặc điểm của khách hàng để nhận ra giá trị của họ và dự đoán khả năng phản ứng với các chương trình marketing trực tiếp. Để thúc đẩy hoạt động marketing trực tiếp, doanh nghiệp bán lẻ cần nhanh chóng triển khai các nền tảng ứng dụng một cách linh hoạt và bảo mật. Marketing trực tiếp đang chuyển biến mạnh mẽ từ giai đoạn truyền thống với thư trực tiếp, gọi điện thoại, email và website tĩnh sang giai đoạn chủ động cung cấp thông tin thời gian thực cho khách hàng với khả năng tuỳ biến cao. Trước quá nhiều nền tảng để lựa chọn và thực thi, doanh nghiệp cần thiết kế và phát triển ứng dụng dựa trên mức độ quen thuộc và kinh nghiệp của người tiêu dùng. Tính dễ sử dụng và độ thân thiện của ứng dụng sẽ quyết định mức độ tham gia tích cực của người tiêu dùng. Một số nền tảng ứng dụng mạnh nhất hiện nay (được nhiều doanh nghiệp khai thác và thu hút nhiều người tiêu dùng) như: website, công cụ tìm kiếm, mạng xã hội (facebook, youtube, zalo), ứng dụng di động.
Nguồn nhân lực cho marketing trực tiếp của doanh nghiệp bán lẻ liên quan đến đội ngũ lao động hỗ trợ hoạt động marketing trực tiếp và chiến lược sử dụng đội ngũ lao động này hiệu quả. Điều này trước hết đòi hỏi lãnh đạo doanh nghiệp và đội ngũ marketing cần có sự quan tâm đúng đắn tới marketing trực tiếp. Nhận thức đầy đủ về marketing trực tiếp và vai trị của nó đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ là cơ sở để thúc đầy phát triển marketing
trực tiếp. Để nâng cao nhận thức về marketing trực tiếp, trước hết các doanh nghiệp cần tự trang bị, nâng cao những hiểu biết về mặt lý luận và thực tiễn về marketing trực tiếp. Trên thế giới đã có nhiều sách về thực hành marketing trực tiếp của các tác giả như McDonald, Stone & Jacobs, Thomas, Associates D. S. ,…Trong đó các tác giả đưa ra những quy trình, chiến lược marketing trực tiếp dành cho các doanh nghiệp dựa trên những tình huống về các doanh nghiệp điển hình đã áp dụng thành cơng. Các tạp chí khoa học về Kinh tế nói chung, về marketing và marketing trực tiếp nói riêng cũng có nhiều nghiên cứu thực nghiệm về các vấn đề trong ứng dụng marketing trực tiếp của doanh nghiệp. Mặc dù những nghiên cứu đa phần dành cho các doanh nghiệp trên thị trường B2B (thị trường doanh nghiệp), những nghiên cứu gần đây cho thấy xu hướng marketing trực tiếp đang chuyển dần sang phát triển marketing trực tiếp trên thị trường bán lẻ. Tại Việt Nam, những nghiên cứu về marketing trực tiếp rất hạn chế, những nghiên cứu mang tính hệ thống về marketing trực tiếp đối với doanh nghiệp bán lẻ cịn chưa có. Để có những nhận định đúng đắn về marketing trực tiếp, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam có thể tự nghiên cứu và rút ra bài học cho mình từ những nghiên cứu của các tác giả nước ngoài hoặc từ những doanh nghiệp lớn trên thế giới đã thực hiện thành cơng như Dell, Avon,…Ngồi ra, các doanh nghiệp bán lẻ có thể liên kết với các chuyên gia kinh tế tại các trường đại học, các viện nghiên cứu về kinh tế trong nước để có những cơng trình nghiên cứu chuyên sâu về phát triển marketing trực tiếp trong điều kiện phù hợp nhất đối với doanh nghiệp.