Sự phát triển khoa học và công nghệ trên địa bàn Thành phố

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN MARKETING TRỰC TIẾP TẠI CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ TRÊN địa BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2015 – 2030 (Trang 96 - 98)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2.2. Sự phát triển khoa học và công nghệ trên địa bàn Thành phố

Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực thúc đẩy nhanh quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn Thành phố Hà Nội ln được đẩy mạnh nhằm đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố nói riêng, và cả nước nói chung. Mục tiêu hướng tới Hà Nội là trung tâm công nghệ cao của cả nước với tiềm lực khoa học và công nghệ, năng lực nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ hàng đầu trong nước và có uy tín trong khu vực. Trên cơ sở phát triển đồng bộ khoa học xã hội và nhân văn, khoa học kỹ thuật và công nghệ, khoa học và công nghệ trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Bên cạnh sự hỗ trợ về mặt chính sách thơng qua những văn bản chỉ đạo và triển khai chương trình hỗ trợ, kinh phí của Thành phố Hà Nội dành cho hoạt động khoa học và công nghệ ngày càng tăng.

Cùng với việc khuyến khích và hỗ trợ thành lập các doanh nghiệp về khoa học công nghệ, Thành phố Hà Nội luôn tận dụng tốt nguồn lực các trường đại học, viện nghiên cứu để thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trong thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội. Tính đến năm 2018, Sở Khoa học Công nghệ Hà Nội đã thẩm định và cấp Giấy chứng nhận Doanh nghiệp khoa học cho 41 doanh nghiệp trên địa bàn, tư vấn và hướng dẫn cho hơn 20 doanh nghiệp khác có tiềm năng trở thành doanh nghiệp khoa học trong tương lai (Sở Khoa học Công nghệ Hà Nội, 2018). Đây là những doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực: công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ sinh học, y tế, cơng nghệ tự động hố, cơng nghệ vật liệu mới, công nghệ bảo vệ môi trường, điện - điện tử. Sự phát triển khoa học công nghệ trong những ngành này là nền tảng cho nhiều ngành, lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp đã đẩy nhanh thành lập Quỹ Phát triển khoa học công nghệ để phục vụ đào tạo nhân lực, phát triển khoa học công nghệ của doanh nghiệp, thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ của doanh nghiệp cũng

như nhiệm vụ cấp tỉnh, cấp bộ, cấp quốc gia. Tiêu biểu là các doanh nghiệp như: Tập đoàn Viễn thông quân đội và một số công ty thuộc tập đồn, Tập đồn Bưu chính viễn thơng Việt Nam, các cơng ty thuộc tập đoàn FPT,...

Thành phố Hà Nội đã và đang có nhiều nỗ lực trong việc phát triển thị trường khoa học công nghệ trên địa bàn Thành phố. Tuy nhiên, sản phẩm khoa học cơng nghệ có tính hiện đại và có khả năng sẵn sàng cung ứng cho thị trường còn hạn chế. Nhu cầu ứng dụng công nghệ tiên tiến của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố còn thấp. Các doanh nghiệp thích mua cơng nghệ đã được ứng dụng thuần thục, được tiêu chuẩn hố cao về thơng số kỹ thuật, do năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp chưa cao. Trong số các loại sản phẩm khoa học công nghệ, máy móc và thiết bị cơng nghệ chiếm tỷ trọng chủ đạo trong số những loại hàng hoá của thị trường khoa học công nghệ. Với tốc độ phát triển mạnh mẽ của ngành tin học, phần mềm máy tính được mua bán và chuyển giao ngày càng tăng.

Đánh giá về mức độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông, chỉ số ICT (Information and Communication Technologies - Công nghệ thông tin và truyền thông) của Thành phố Hà Nội ln nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước. Chỉ số ICT cấp tỉnh được coi là thước đo đánh giá sự phát triển công nghệ thông tin và truyền thông của tỉnh.

Bảng 10 Bảng 4.4. Chỉ số hạ tầng công nghệ của Hà Nội qua các năm

Năm Chỉ số HTKT Chỉ số HTNL Chỉ số ứng dụng CNTT Chỉ số ICT Xếp hạng so với cả nước 2017 0,61 0,75 0,66 0,6688 3 2018 0,58 0,77 0,59 0,6473 3 2019 0,45 0,78 0,39 0,5421 8

(Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông)

Những thành tựu quan trọng và đi đầu trong phát triển khoa học công nghệ mà Thành phố Hà Nội đạt được sẽ là tiền đề quan trọng để marketing trực tiếp phát triển. Công nghệ hiện đại giúp doanh nghiệp cải tiến quy trình kinh doanh của mình hiệu quả hơn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chiến lược công nghệ thông tin là điều tối quan trọng trong áp dụng công nghệ của doanh nghiệp (Powel & Dent-

Micallef, 1997) và một nguồn lực chỉ có thể phát triển trong doanh nghiệp thành cơng nếu doanh nghiệp đó có tầm nhìn và áp dụng chiến lược để phát triển nguồn lực đó (Lawson & Samson, 2001; Trainor et al, 2011). Những thay đổi mang tính cách mạng của các phương tiện truyền thông tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận và thấu hiểu khách hàng tiêu dùng, đem lại cho họ những tiện ích trong hành trình mua sắm.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN MARKETING TRỰC TIẾP TẠI CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ TRÊN địa BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2015 – 2030 (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)