Xây dựng hệ thống luật pháp điều chỉnh marketing trực tiếp của doanh

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN MARKETING TRỰC TIẾP TẠI CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ TRÊN địa BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2015 – 2030 (Trang 156)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.3.1. Xây dựng hệ thống luật pháp điều chỉnh marketing trực tiếp của doanh

những phương tiện phù hợp để đầu tư. Những phương tiện được lựa chọn phải là những phương tiện mà người tiêu dùng dễ dàng tìm thấy doanh nghiệp và thấy thoải mái nhất khi tương tác. Đó có thể là radio đối với những người tiêu dùng sử dụng xe ô tô thường xuyên, tivi đối với những người thường xuyên xem các kênh truyền hình, website và ứng dụng di động đối với những người phụ nữ đi làm bận rộn, ...Trong năm bước của quá trình mua hàng (nhận thức, khám phá, mua sắm, sử dụng, và phản hồi), doanh nghiệp chỉ nên sử dụng một đến 2 phương tiện phù hợp. Tuy nhiên, chiến lược và thông điệp marketing trực tiếp cần được thực hiện liên tục, không ngừng và nhất quả nhằm tạo khả năng ghi nhớ và tạo dựng sự tin tưởng với thương hiệu.

5.3. Kiến nghị vĩ mô nhằm phát triển marketing trực tiếp tại các doanh nghiệp bán lẻ

5.3.1. Xây dựng hệ thống luật pháp điều chỉnh marketing trực tiếp của doanh nghiệp bán lẻ nghiệp bán lẻ

Hoạt động marketing trực tiếp của doanh nghiệp bán lẻ hiện nay chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật chung về truyền trông marketing. Hệ thống pháp luật về truyền thông marketing bao gồm tất cả các bộ luật và quy định pháp luật điều chỉnh tất cả hành vi của cá nhân tham gia vào hoạt động truyền thông và mối quan hệ giữa các chủ thể và các tác nhân nhằm đảm bảo đạt được những mục tiêu kinh tế xã hội nhất định. Bản chất của hệ thống pháp luật này là để bảo vệ quyền và lợi ích

hợp pháp của các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là quyền lợi của xã hội trước những hành vi truyền thông marketing. Vậy, để bảo vệ doanh nghiệp bán lẻ, người tiêu dùng và những cá nhân, tổ chức có liên quan đến hoạt động marketing trực tiếp của doanh nghiệp bán lẻ, hệ thống pháp luật hiện nay cần được sử đổi và bổ sung theo tình hình mới.

Trước hết, hệ thống pháp luật về truyền thơng marketing nói chung và có liên quan đến marketing trực tiếp nói riêng cần được rà soát đồng bộ và kịp thời nhằm phát hiện, sửa đổi và bổ sung những quy định pháp luật mới nhằm giảm bớt rắc rối về thủ tục, phát huy vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp bán lẻ trong hoạt động marketing trực tiếp. Hệ thống pháp luật về truyền thông marketing cần được xây dựng theo hướng hạn chế những hành vi can thiệp trực tiếp của cơ quan nhà nước vào hoạt động truyền thông của doanh nghiệp bán lẻ, loại bỏ cơ chế xin cho và đơn giản hoá thủ tục cấp phép mỗi khi thực hiện hoạt động truyền thông marketing. Điều này giúp nâng cao niềm tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng đối với hệ thống pháp luật, thúc đẩy họ tích cực hoạt động trong khn khổ pháp luật.

Trong nền kinh tế số, sự kết hợp giữa thông tin và công nghệ kết nối đã và đang hình thành nên nhiều phương thức liên lạc và giao dịch trực tiếp giữa doanh nghiệp bán lẻ và người tiêu dùng. Thơng tin của người tiêu dùng có vai trị xuyên suốt, đảm bảo sự thành công trong chiến lược marketing của doanh nghiệp bán lẻ. Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã có những quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc bảo vệ thông tin người tiêu dùng. Các quy định hiện nay mới chỉ phù hợp với các giao dịch kinh doanh truyền thống, do vậy, cần phải có những quy định bổ sung để phù hợp với phương thức kinh doanh mới của doanh nghiệp bán lẻ, đặc biệt trong sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đồng thời đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền tới người tiêu dùng, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói chung.

5.3.2. Hồn thiện cơ sở hạ tầng cơng nghệ thông tin hỗ trợ phát triển marketing trực tiếp của doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn Thành phố

Hạ tầng công nghệ thông tin trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay đã và đang được ưu tiên đầu tư phát triển. Hiện nay, Thành phố đang hoàn thành Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quy hoạch phát triển bưu chính viễn thơng đến năm 2020; Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Tuy nhiên, mức độ phát triển chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp bán lẻ và người dân trên địa bàn Thành phố để thực hiện các hoạt động kinh tế - xã hội. Đây chính là một trong những nguyên nhân cản trở sự phát triển của hoạt động marketing trực tiếp của các doanh nghiệp bán lẻ. Hoạt động marketing trực tiếp mới chỉ tiếp cận được một bộ phận nhỏ người tiêu dùng trên thị trường, và chưa đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp bán lẻ. Do đó, thời gian tới, Thành phố cần có sự đầu tư đồng bộ để đẩy nhanh thực hiện kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

Đối với ngành công nghệ thông tin, để tạo nền tảng tốt cho phát triển marketing trực tiếp đối với doanh nghiệp bán lẻ, các sở, ban, ngành, uỷ ban nhân dân các cấp Thành phố cần xây dựng kế hoạch và triển khai nhanh chóng việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn. Thành phố cần tăng cường liên kết, hợp tác và hội nhập trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đặc biệt là trong lĩnh vực an tồn thơng tin, phịng chống tấn cơng mạng. Những hạn chế trong triển khai thực hiện các chỉ số dịch vụ công trực tuyến, hạ tầng viễn thông, nguồn nhân lực, cơ chế tài chính, an tồn thơng tin, …cần được khắc phục để làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố.

Đối với ngành điện tử viễn thông, để tạo nền tảng kết nối dữ liệu tốc độ cao,

tạo cơ sở cho sự phát triển của marketing trực tiếp qua internet, Thành phố cần khuyến khích, ưu đãi các nhà mạng đẩy nhanh xây dựng mạng lưới cung cấp 4G rộng khắp. Các nhà mạng cần tăng cường những dịch vụ giá trị gia tăng có tính sáng tạo cao, xây dựng và triển khai các loại hình dịch vụ phù hợp với khu vực nơng thơn và đại đa số người dân. Bên cạnh đó, một vấn đề quan trọng của ngành điện tử viễn

thông cần được quan tâm trong thời gian tới là tăng cường đảm bảo an tồn thơng tin. Bên cạnh việc đầu tư vào các giải pháp công nghệ, các bộ và các nhà mạng cần đẩy mạnh đầu tư vào yếu tố con người như nâng cao nhận thức, kỹ năng và tầm nhìn quản lý an tồn thơng tin. Điều này tạo tâm lý an tâm cho người tiêu dùng khi thực hiện những giao dịch mua sắm hiện đại.

5.3.3. Tuyên truyền và giáo dục về marketing trực tiếp

Hiện nay, quá trình đào tạo chưa theo kịp nhu cầu nguồn lao động cho ngành marketing nói chung và yêu cầu của hoạt động marketing trực tiếp nói riêng cả về số lượng và chất lượng lao động. Hiện nay mới chỉ có một số ít trường đào tạo chuyên ngành marketing trên cả nước như Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Thương mại Hà Nội, Đại học Tài chính – Marketing, Đại học Kinh tế - Luật – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Học viên Cơng nghệ Bưu chính viễn thơng, Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Q trình đào tạo cịn nhiều hạn chế nên sinh viên khi ra trường chưa đáp ứng được yêu cầu cơng việc. Trong khi đó, chun ngành marketing trực tiếp còn chưa được đào tạo trực tiếp tại một cơ sở đào tạo nào trong nước. Hà Nội là một trung tâm giáo dục lớn của cả nước, nên đây là sẽ là thành phố tiên phong trong nghiên cúu và ứng dụng hoạt động marketing trực tiếp vào thực tiễn. Trong thời gian tới, marketing trực tiếp chưa thể trở thành một chuyên ngành đào tạo riêng nhưng cũng nên trở thành một học phần trong chuyên ngành marketing của các trường đại học. Marketing trực tiếp đã và đang rất phát triển trên thế giới. Do đó, tại Việt Nam cũng cần có thêm nhiều cơng trình nghiên cứu về hoạt động marketing trực tiếp. Đặc biệt là những nghiên cứu thực nghiệm và những nghiên cứu giải pháp để phát triển marketing trực tiếp tại doanh nghiệp bán lẻ phù hợp với tiềm năng sẵn có trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Đối với người tiêu dùng, để họ có những thái độ đúng đắn về hoạt động marketing trực tiếp, Nhà nước cần có những biện pháp bảo vệ người tiêu dùng hiệu quả hơn trước những hoạt động bán hàng sai trái gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Nhà nước cần triển khai hơn nữa những hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như: tích cực xử lý các vụ việc liên quan đến mua hàng trực tuyến, tư vấn người

tiêu dùng qua tổng đài 18006838, tổ chức các hội thảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, công khai những doanh nghiệp vi phạm quy định của pháp luật bảo vệ người tiêu dùng, và tăng cường các hình thức xử phạt.

Đối với doanh nghiệp bán lẻ, thông qua việc tổ chức các triển lãm thương mại ảo hoặc triển lãm điện tử để hỗ trợ và phục vụ các phái đoàn thương mại, xây dựng các trung tâm kinh doanh ảo trên mạng Internet giúp doanh nghiệp bán lẻ có cơ hội tăng cường thực hiện hoạt động marketing trực tiếp. Bên cạnh đó, tổ chức và cung cấp kịp thời các kết quả nghiên cứu thị trường và các bạn hàng thương mại cho các doanh nghiệp bán lẻ. Tổ chức các cuộc hội thảo toàn quốc về thương mại điện tử và marketing trực tuyến. Các cơ quan, hiệp hội cần trợ giúp cố vấn cho các doanh nghiệp bán lẻ thông qua thư điện tử, tuyên truyền giáo dục cho các doanh nghiệp về lợi ích của marketing trực tiếp và hướng dẫn các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn thông tin và các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật. Ngoài ra, Nhà nước cần tổ chức các chương trình hỗ trợ nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh miễn phí cho các doanh nghiệp vừa nhỏ, tổ chức các lớp đào tạo kiến thức và kỹ năng marketing nhất là các hoạt động marketing trực tiếp. Hiện tại ở các doanh nghiệp có thể truy cập vào các địa chỉ sau để tìm kiếm thơng tin và cơ hội kinh doanh cũng như trang bị kiến thức cơ bản về Thương mại điện tử và Marketing trực tiếp như: website của Cục xúc tiến thương mại - Bộ Công thương -

www.vietrade.gov.vn - chuyên cung cấp các thông tin thương mại nhằm mục đích

khuyến khích doanh nghiệp sử dụng internet phục vụ các hoạt động kinh doanh; website của trung tâm thương mại điện tử Việt Nam - www.thuongmaidientu.com – cung cấp những thông tin về tình hình thương mại điện tử trên thế giới và Việt Nam; website www.bpsc.com.vn của Trung tâm dịch vụ và hỗ trợ doanh nghiệp

vừa và nhỏ; website www.nbconsultinggroup.vn chuyên tư vấn về các hoạt động

marketing trực tiếp, hay website của Hiệp hội Marketing trực tiếp Hoa Kỳ

www.the-dma.org.com , website www.directmang.com chuyên dành cho các nhà

KẾT LUẬN

Trong môi trường kinh tế hội nhập sâu rộng hiện nay, các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn Thành phố Hà Nội có rất nhiều cơ hội và tiềm năng phát triển nhưng cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt. Ứng dụng marketing trực tiếp là cần thiết đối với các doanh nghiệp bán lẻ để có thể tiếp tục tồn tại trên thị trường. Thực tế, marketing trực tiếp đã và đang được nhiều doanh nghiệp bán lẻ thực hiện hướng tới người tiêu dùng cá nhân. Tuy nhiên, mức độ và hình thức hoạt động cịn ở mức độ chưa cao. Để marketing trực tiếp thực sự trở thành công cụ cạnh tranh hiệu quả, ngồi những yếu tố thuận lợi từ mơi trường kinh doanh, các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn Thành phố Hà Nội cần phải có kiến thức, các nguồn lực và kỹ năng thực hiện hiệu quả các phương tiện marketing trực tiếp. Bên cạnh đó, sự tiếp nhận, ủng hộ, và tin tưởng của người tiêu dùng đối với marketing trực tiếp cũng là một yếu tố quan trọng để marketing trực tiếp tại doanh nghiệp bán lẻ có thể phát triển mạnh hơn.

Nội dung của luận án đã làm rõ bản chất của marketing trực tiếp và phát triển marketing trực tiếp tại doanh nghiệp bán lẻ. Những đặc trưng của marketing trực tiếp và sự khác biệt so với các công cụ truyền thông marketing khác được luận giải thông qua phân tích những định nghĩa về marketing trực tiếp của các nhà nghiên cứu. Trong lĩnh vực bán lẻ, marketing trực tiếp hướng tới người tiêu dùng cá nhân thông qua những phương tiện tạo sự hồi đáp trực tiếp. Hành vi người tiêu dùng thay đổi cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thời đại công nghệ số và áp lực cạnh tranh trên thị trường đã thúc đẩy các doanh nghiệp bán lẻ ứng dụng marketing trực tiếp ngày càng nhiều. Trên cơ sở lý thuyết đã nghiên cứu, luận án đã đánh giá được thực trạng hoạt động marketing trực tiếp của các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn Thành phố thời gian qua. Các phương tiện marketing trực tiếp đã được nhiều doanh nghiệp bán lẻ quan tâm và ứng dụng, nhưng mới chỉ dừng lại là phương tiện hỗ trợ cho các công cụ truyền thông khác của doanh nghiệp. Marketing trực tiếp chưa trở thành một cơng cụ truyền thơng chính của doanh nghiệp bán lẻ, do đó chưa đem lại hiệu quả như mong muốn.

Marketing trực tiếp của doanh nghiệp bán lẻ chỉ có thể thành công và tiếp tục phát triển khi được người tiêu dùng đón nhận một cách tích cực. Do vậy, Luận án đã xây dựng khung lý thuyết về thái độ người tiêu dùng đối với marketing trực tiếp của doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Thông qua điều tra xã hội học người tiêu dùng trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Luận án đã đánh giá các yếu tố tác động và mức độ ảnh hưởng tới thái độ người tiêu dùng đối với marketing trực tiếp của doanh nghiệp bán lẻ.

Dựa trên đánh giá thành công và hạn chế trong hoạt động marketing trực tiếp tại doanh nghiệp bán lẻ, và từ kết quả nghiên cứu khảo sát thái độ người tiêu dùng đối với marketing trực tiếp của doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn Thành phố Hà Nội, tác giả đã đề xuất một số nhóm giải pháp thúc đẩy marketing trực tiếp phát triển hướng đến năm 2030. Các giải pháp tập trung vào: nâng cao thái độ người tiêu dùng đối với marketing trực tiếp của doanh nghiệp bán lẻ, giải pháp định hướng phát triển marketing trực tiếp tại doanh nghiệp bán lẻ, và giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing trực tiếp tại các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn Thành phố Hà Nội hướng đến năm 2030.

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ

1. Hồng Thị Thanh (2017), "Phát triển marketing trực tiếp qua điện thoại tại các

doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam", Tạp chí Cơng thương (ISSN: 0866 - 7756), Ấn

phẩm Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, số tháng 3/2017, trang 187 - 191.

2. Hoàng Thị Thanh (2018), Tiềm năng phát triển marketing trực tiếp tại các doanh

nghiệp bán lẻ Việt Nam, Tạp chí Cơng thương (ISSN: 0866 - 7756), Ấn phẩm Các

kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, số tháng 12/2018, trang 219 - 224.

3. Hoàng Thị Thanh (2020), Nghiên cứu thái độ người tiêu dùng đối với hoạt động

marketing trực tiếp của doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Tạp

chí Cơng thương (ISSN: 0866 - 7756), Ấn phẩm Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, số tháng 1/2020, trang 224 - 229.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tham khảo tiếng Việt.

1. Bộ Công Thương, Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai

đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến năm 2030, 2011.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN MARKETING TRỰC TIẾP TẠI CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ TRÊN địa BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2015 – 2030 (Trang 156)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)