Quy mô thị trường bán lẻ Hà Nội

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN MARKETING TRỰC TIẾP TẠI CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ TRÊN địa BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2015 – 2030 (Trang 88 - 92)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Khái quát về thị trường bán lẻ và doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn

4.1.1. Quy mô thị trường bán lẻ Hà Nội

Hà Nội được đánh giá là thị trường bán lẻ mới nổi, là một trong 3 thành phố có thị trường bán lẻ sơi động nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Năm 2015, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 375,5 nghìn tỷ đồng. Đến năm 2019, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ đạt 570,2 nghìn tỷ đồng; tăng 12,1% so với năm 2018 (Tổng cục thống kê, 2019).

Đơn vị tính: Nghìn tỷ đồng

Biểu đồ 1 Biểu đồ 4.1. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu

dùng trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2015 – 2019

(Nguồn: Tác giả phân tích từ số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam)

Về cơ cấu ngành hàng, bán lẻ hàng hoá vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ qua các năm (trên 60%). Cơ cấu mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ theo ngành hoạt động được thể hiện trong biểu đồ dưới đây về Cơ cấu mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2018 và 2019: 375.5 413 458.4 510.9 570.2 0 100 200 300 400 500 600 2015 2016 2017 2018 2019

Đơn vị tính: Nghìn tỷ đồng

Biểu đồ 2 Biểu đồ 4.2. Cơ cấu mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu

dùng trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2018 và 2019

(Nguồn: Tác giả phân tích từ số liệu của Cục thống kê Hà Nội)

Doanh thu bán lẻ hàng hố theo nhóm hàng đều tăng qua các năm, được thể hiện trong bảng dưới đây về mức doanh thu bán lẻ các nhóm hàng hố trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2018 và 2019. Mức doanh thu và tốc độ tăng của nhóm hàng lương thực, thực phẩm ln cao hơn các nhóm hàng khác, với tốc độ tăng năm 2019 là 122,5% so với năm 2018.

Bảng 7 Bảng 4.1. Mức doanh thu bán lẻ các nhóm hàng hố trên địa bàn

Thành phố Hà Nội năm 2018 và 2019 (Đơn vị tính: tỷ đồng;%) Nhóm hàng Năm 2018 Năm 2019 Doanh thu Tốc độ tăng Doanh thu Tốc độ tăng Lương thực, thực phẩm 70888 118,2 84775 122,5 Hàng may mặc 21990 109,8 23841 108,9 Đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình 36950 109,0 39668 105,9 Vật phẩm văn hoá, giáo dục 6868 105,0 6947 101,1 Gỗ và vật liệu xây dựng 7513 106,1 7909 105,3 Ơ tơ các loại 42466 107,5 44018 103,7 Phương tiện đi lại, trừ ô tô 11660 107,5 13041 112,1

306.3 55.5 11.2 135.8 2018 Bán lẻ hàng hoá Khách sạn, nhà hàng Du lịch lữ hành Dịch vụ 348.9 62.4 12.1 146.8 2019 Bán lẻ hàng hoá Khách sạn, nhà hàng Du lịch lữ hành Dịch vụ

Xăng, dầu các loại 44260 108,1 54761 119,9 Nhiên liệu khác (trừ xăng dầu) 3595 113,7 3867 104,7 Đá quý, kim loại quý và sản phẩm 8313 105,0 9322 110,8 Hàng hoá khác 43171 113,5 50961 119,0

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu của Cục thống kê Hà Nội)

Trên địa bàn Thành phố Hà Nội vẫn tồn tại song song hai hình thức phân phối bán lẻ truyền thống và bán lẻ hiện đại. Hiện nay, tồn Thành phố có 25 trung tâm thương mại, 141 siêu thị, 454 chợ và hơn 700 cửa hàng tiện ích (Tổng cục thống kê, 2019). Chợ truyền thống vẫn đóng một vai trị quan trọng đối với đời sống của người dân Thủ đơ. Các cửa hàng tiện ích cũng là loại hình bán lẻ phổ biến trên địa bàn Thủ đô. Mật độ dân số cao là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của loại hình này. Hình thức phân phối bán lẻ truyền thống này đã đi sâu vào nếp sống của người dân và tiếp tục phát triển do sự tiện lợi của chúng.

8 Bảng 4.2. Số lượng chợ, siêu thị và trung tâm thương mại trên địa bàn Thành

phố Hà Nội qua các năm

Loại hình phân phối bán lẻ 2015 2016 2017 2018 2019

Chợ 454 454 454 454 454

Siêu thị và trung tâm thương mại 161 140 147 156 166

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam)

Nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm, vui chơi của người dân, mơ hình bán lẻ hiện đại qua các siêu thị và trung tâm tương mại đã phát triển nhanh chóng vài năm gần đây. Sản phẩm đa dạng, đảm bảo chất lượng và nguồn gốc xuất xứ là những lợi thế khiến kênh bán lẻ hiện đại ngày càng chiếm ưu thế so với bán lẻ truyền thống. Các loại hình trung tâm thương mại trên địa bàn Thành phố như chuỗi siêu thị Vinmart, BigC, Hapromart,... chủ yếu là các trung tâm mua sắm tổng hợp. Một số trung tâm mua sắm hiện đại cũng đã thu hút sự chú ý của người dân như Aeon Mall, Royal, Time City, Lotte,...

Với quy mơ dân số và thu nhập bình qn đầu người cao so với cả nước, thị trường bán lẻ Hà Nội vẫn luôn là cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô và gia tăng doanh số của mình. Tuy nhiên, cùng với sự sơi động của thị trường là sự

cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp. Khơng ít doanh nghiệp nội địa và nước ngồi đã rời bỏ thị trường do thua lỗ. Trong những khó khăn ấy, các doanh nghiệp hiện nay đã tìm thấy cơ hội mới cho việc phát triển và ứng dụng thương mại điện tử. Doanh thu của lĩnh vực thương mại điện tử tăng trưởng nhanh chóng, trung bình đạt 25%/năm trong giai đoạn 2015 - 2018 (Cục thống kê Hà Nội, 2019).

Bước vào thời kỳ kinh tế số hoá, thương mại điện tử và quảng cáo trực tuyến trên các trang mạng xã hội, … là những dấu ấn của kinh tế số hoá trong đời sống của người dân Thủ đô. Việt Nam hiện đứng thứ 48/60 quốc gia có tốc độ chuyển đổi kinh tế số hoá nhanh trên thế giới. Người tiêu dùng truy cập vào các website thương mại điện tử phần lớn để tra cứu thông tin sản phẩm, dịch vụ, hàng hoá và tham khảo giá, nơi bán. Trong sự phát triển thương mại điện tử của cả nước, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vẫn giữ vai trị tiên phong, có sự cách biệt lớn so với các địa phương còn lại trên cả nước. Chỉ số thương mại điện tử tổng hợp của Hà Nội năm 2018 là 79,8 điểm, cao hơn 4 điểm so với năm 2017. Bảng dưới đây cho thấy mức độ phân cách lớn về các chỉ số phát triển thành phần so với mức trung bình cả nước.

9 Bảng 4.3. Chỉ số thương mại điện tử Thành phố Hà Nội

Chỉ số Trung bình cả nước Hà Nội

Nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tin 33,8 84,2 Giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng 42,4 79,4 Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp 27,5 78,6 Giao dịch giữa chính phủ với doanh nghiệp 63,2 76,2 Chỉ số thương mại điện tử tổng hợp 37,5 79,8

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo chỉ số thương mại điện tử 2019)

Phát triển thương mại điện tử là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển thương mại trên địa bàn Thành phố nhằm đưa mua sắm trực tuyến và thanh tốn trực tuyến trở thành hình thức phổ biến của người tiêu dùng, từng bước thay đổi thói quen và hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng theo hướng văn minh, hiện đại (Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội, 2019).

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN MARKETING TRỰC TIẾP TẠI CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ TRÊN địa BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2015 – 2030 (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)