CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Khái quát về thị trường bán lẻ và doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn
4.1.3. Pháp luật điều chỉnh hoạt động marketing trực tiếp tại doanh nghiệp
doanh nghiệp bán lẻ khó có thể đầu tư những chiến lược marketing rầm rộ để lôi kéo khách hàng trong bối cảnh thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay. Điều này dẫn tới thực trạng nhiều doanh nghiệp bán lẻ hiện nay đã và đang thực hiện hoạt động marketing trực tiếp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Nhờ ứng dụng những phương tiện truyền thông hiện đại (đặc biệt là mạng internet), chi phí đầu tư cho hoạt động marketing trực tiếp không cao nhưng đem lại nhiều ưu điểm hơn so với hoạt động marketing truyền thống.
4.1.3. Pháp luật điều chỉnh hoạt động marketing trực tiếp tại doanh nghiệp bán lẻ lẻ
Quản lý nhà nước về hoạt động marketing của doanh nghiệp nói chung cịn mới mẻ và nhiều hạn chế. Những văn bản pháp quy hiện nay điều chỉnh hoạt động quảng cáo mới chỉ có: Luật quảng cáo 2012 - Luật số 16/2012/QH13, Nghị định 181/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của của Luật quảng cáo, Thơng tư số 10/2013/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hố, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quảng cáo và Nghị định 181/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của của Luật quảng cáo. Nhà nước cũng cho phép ra đời nhiều hiệp hội ngành nghề có liên quan như “Hội bảo vệ người tiêu dùng”, “Hiệp hội quảng cáo”, “Hiệp hội Marketing Việt Nam” … Đây là những cơ sở ban đầu điều chỉnh, quản lý nhà nước đối với hoạt động marketing của doanh nghiệp.
Trên địa bàn Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố thường xuyên tăng cường công tác quản lý nhà nước, chấn chỉnh kịp thời những bất cập phát sinh từ thực tế, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, tái vi phạm trong hoạt động quảng cáo. Các Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã thực hiện tốt vai trò hướng dẫn thực hiện, tuyên truyền phổ biến các quy định pháp luật về quảng cáo nhằm bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo, và tiếp nhận quảng cáo. Từ đó thúc đẩy hoạt động quảng cáo phát triển trong môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Tuy vậy, hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động marketing của doanh nghiệp bán lẻ còn chưa thống nhất, tồn tại nhiều vấn đề. Trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật còn tồn tại một số thiếu sót. Những văn bản quy phạm dưới dạng luật đang còn thiếu hoặc chưa hướng dẫn cụ thể đến mức chi tiết sẵn sàng cho việc thi hành. Chưa điều khoản nào điều chỉnh hoạt động marketing trong các văn bản đã thi hành. Thêm vào đó, việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quảng cáo rất ít được chú trọng. Bởi vậy, các văn bản này chưa thực sự đi vào cuộc sống. Chỉ đến khi doanh nghiệp hay người tiêu dùng phàn nàn về các chương trình quảng cáo thì các bên mới dẫn luật ra để đối chiếu. Hiện nay, tin nhắn rác và cuộc gọi rác đã được ngăn chặn đáng kể bởi Nghị định số 77/2012/NĐ - CP ngày 5/10/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2008/NĐ - CP ngày 13/8/2008 của Chính phủ về chống thư rác; và Nghị định số 91/2020/NĐ - CP quy định về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, và cuộc gọi rác sẽ có hiệu lực từ ngày 1/10/ 2020. Những quy định mới buộc các doanh nghiệp sẽ phải điều chỉnh hoạt động marketing trực tiếp qua tin nhắn, thư điện tử, hoặc cuộc gọi phù hợp hơn để tránh bị người tiêu dùng đưa vào danh sách chặn.
Quản lý nhà nước về hoạt động marketing được tiến hành bằng nhiều cơ quan khác nhau, thuộc các Bộ khác nhau, sự phối hợp hoạt động cũng chưa thật nhịp nhàng, ăn ý. Có 4 cơ quan tham gia điều hành về mặt Nhà nước đối với hoạt động quảng cáo: Về sở hữu công nghiệp và sở hữu trí tuệ có Bộ Khoa học – Cơng nghệ, về giá cả hàng hóa dịch vụ có Bộ Tài chính, về quảng cáo và sở hữu bản quyền có Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch; về một số hoạt động xúc tiến thương mại khác có Bộ Cơng thương. Sự phối hợp không nhịp nhàng giữa các cơ quan Nhà nước cùng tham gia quản lý hoạt động quảng cáo không chỉ diễn ra ở cấp Bộ, Trung ương mà còn xảy ra giữa cấp bộ với cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trên thực tế đã xuất hiện trường hợp, một số địa phương tự động ban hành những văn bản trái với những quy định trong văn bản pháp quy được phê chuẩn bởi Chính phủ hay Quốc hội. Điều này cũng góp phần làm cho hoạt động quảng cáo ở nước ta vốn đã có nhiều biểu hiện tiêu cực và chưa mấy hiệu quả lại càng thêm lộn xộn và thậm chí gây bất bình cho các doanh nghiệp bán lẻ.
Về phía hiệp hội nghề nghiệp, Nhà nước cho phép một số hiệp hội nghề nghiệp ra đời hỗ trợ cho sự phát triển quảng cáo ở Việt Nam, nhưng thực tế các hiệp hội này vẫn chưa phát huy tác dụng được nhiều. Tính tích cực, sự năng động, và cách thức tổ chức triển khai các chương trình hoạt động của những hiệp hội này cịn hạn chế.
4.2. Các yếu tố chính thúc đẩy hoạt động marketing trực tiếp trên địa bàn Thành phố