1.1. Nguồn gốc, tính chất chung của khái niệm
Trong nhận thức, khái niệm được hình thành từ thực tiễn, nhưng khái niệm khơng hình thành trực tiếp từ thực tiễn. Việc hình thành khái niệm thơng qua sự khái qt một cách tự giác các phương pháp logic đó là: phương pháp phân tích, phương pháp trừu tượng hóa, và phương pháp tổng hợp.
Phương pháp phân tích: là phương pháp phân chia biểu tượng chung thành các
nhân tố nhằm nhận thức từng nhân tố và mối liên hệ bên trong các nhân tố đó.
Phương pháp trừu tượng hóa: là phương pháp cho phép gạt bỏ những mặt không
bản chất, rút ra những mặt bản chất.
Phương pháp tổng hợp: là phương pháp kết hợp những mặt bản chất, những đặc
trưng vào một tư tưởng thống nhất về đối tượng.
Ví dụ: để có được định nghĩa “Người” là động vật có lao động, ngơn ngữ và tư duy, đều phải trải qua ba phương pháp trên.
Như vậy khái niệm khơng hình thành một cách thơng thường, dựa trên các phương pháp hình thành ở trên, nên có những tính chất sau: Khái niệm khơng phản ánh hết các thuộc tính của sự vật, khái niệm chỉ phản ánh thuộc tính bản chất của sự vật. Mỗi sự vật ngồi thuộc tính bản chất cịn có những thuộc tính khác. Ví dụ: Người da đen, người da vàng, người da trắng. Bởi vậy, khái niệm chỉ phản ánh những thuộc tính bản chất nhất của sự vật chứ khơng phải là những đặc trưng khác. Như vậy: Khái niệm là một hình thức logic của tư duy phản ánh những dấu hiệu
bản chất, khác biệt của các sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan.
Với tính cách là sự phản ánh bản chất của sự vật, hiện tượng các khái niệm luôn luôn vận động, phát triển để phản ánh ngày càng đầy đủ, đúng đắn và chính xác hơn bản chất của sự vật. Sự vận động và phát triển của khái niệm tùy thuộc vào
sự vận động vào sự vận động và phát triển của các sự vật mà khái niệm phản ánh và tùy thuộc vào trình độ nhận thức của con người.
Trong thực tế, có những khái niệm chân thực và có những khái niệm giả dối.
Khái niệm chân thực là những khái niệm phản ánh đúng đắn chính xác các đặc tính
bản chất và khác biệt của các sự vật, hiện tượng. Ví dụ: “điện thoại di động”, “máy tính xách tay”, “viên gạch”. Khái niệm giả dối là những khái niệm phản ánh sai lệch hoặc xuyên tạc những đặc tính bản chất, khác biệt của sự vật, hiện tượng. Ví dụ: khái niệm “người cá”, “âm phủ”, “động cơ vĩnh cửu”.
1.2. Hình thức ngơn ngữ thể hiện khái niệm
Khái niệm được diễn đạt qua ngơn ngữ. Ngơn ngữ là hình thức thể hiện của khái niệm. Tuy nhiên, hình thức ngơn ngữ thể hiện khái niệm là từ (cụm từ)
Khơng có từ (cụm từ) khơng thể có ngơn ngữ, khơng thể có phương tiện để thể hiện khái niệm và vì vậy, cũng khơng thể hình thành và sử dụng khái niệm.
Sự khác nhau giữa từ và khái niệm: Từ là đơn vị cấu thành ngôn ngữ, là sự
thống nhất hữu cơ giữa âm và nghĩa. Cịn khái niệm là hình thức logic của tư duy được xây dựng trên cơ sở thống nhất giữa hai bộ phận nội hàm và ngoại diên. Hai bộ phận này chỉ được diễn đạt thông qua ngôn ngữ là từ. Song không thể thay thế nội hàm và ngoại diên của khái niệm bằng âm và nghĩa của từ. Do đó khơng thể đồng nhất khái niệm với từ hay cụm từ.
Mối quan hệ giữa khái niệm và từ: Giữa khái niệm và từ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, khơng tách rời nhau. Trong mối quan hệ đó thì khái niệm là nội dung, đóng vai trị quyết định đối với từ. Tính quyết định của khái niệm đối với từ được thể hiện ở chỗ, nội hàm và ngoại diên của khái niệm phản ánh mặt bản chất nào của đối tượng thì nó quy định từ phải thể hiện ra bằng một loại từ tương ứng .
Ví dụ: Khi khái niệm đề cập đến hành động, trạng thái của con người hoặc của sự vật thì từ phải được thể hiện ra bằng động từ. Còn khái niệm phản ánh đặc trưng màu sắc, hình dáng của đối tượng thì từ tương ứng với nó phải là tính từ. Mặt khác,
khi khái niệm mà biến đổi thì từ cũng phải biến đổi theo. Ngược lại, mặc dù chịu sự chi phối có tính quyết định của khái niệm, nhưng từ khơng phải là yếu tố thụ động, một chiều mà có tác động trở lại đối với khái niệm. Sự tác động trở lại đó được thể hiện ở chỗ, từ là hình thức, là cái vỏ vật chất bộc lộ nội dung của khái niệm ra bên ngồi. Sự bộc lộ này có thể đúng đắn hoặc sai lệch so với bản chất của khái niệm. Điều đó tùy thuộc vào vốn từ và khả năng lựa chọn loại từ (cụm từ) của chủ thể. Mối quan hệ giữa khái niệm và từ còn thể hiện ở chỗ, trong quá trình thể hiện khái niệm, mỗi loại ngôn ngữ khác nhau thể hiện khái niệm một cách khác nhau. Ngay trong một loại ngơn ngữ xác định cũng có những từ diễn đạt khái niệm khơng giống nhau. Có từ, cụm từ giống nhau nhưng lại thể hiện khái niệm khác nhau. Ví dụ: Cùng một từ “mai” có thể chỉ tên một người là (cô Mai) hoặc tên một lồi hoa (hoa mai), có thể là thời gian của ngày hôm sau (ngày mai) hay chỉ một loại dụng cụ để đào đất (cái mai). Những loại từ này được gọi là từ đồng âm nhưng khác nghĩa. Ngược lại, có những từ (cụm từ) khác nhau nhưng lại thể hiện cùng một khái niệm. Ví dụ: Để chỉ hện tượng “chết” người ta có thể dùng rất nhiều từ (cụm từ) như: “qua đời”, “xuống suối vàng”, “về với tổ tiên” …Đây là những từ đồng nghĩa, khác âm. Ngay cả từ, (cụm từ) như nhau nhưng được sắp xếp theo thứ tự khác nhau cũng thể hiện các khái niệm khác nhau. Ví dụ: “phạm tội” (chỉ hành vi phạm pháp của con người) cịn “tội phạm” lại chỉ người có hành vi phạm pháp). Chính vì sự phức tạp trong sự thể hiện khái niệm của từ mà trong hoạt động nhận thức hay trong hoạt động nghiên cứu khoa học phải khơng ngừng chuẩn hóa các khái niệm và phải lựa chọn được một hệ thống các thuật ngữ riêng để thể hiện đúng đắn các khái niệm khoa học. Có như vậy mới nâng cao được khả năng diễn đạt chính xác nội dung các tri thức khoa học và hiệu quả sử dụng các khái niệm.