LUẬN BA ĐOẠN PHỨC

Một phần của tài liệu KHÁI LUẬN CHUNG về LOGIC học (Trang 93 - 98)

Luận ba đoạn phức là suy luận suy diến gián tiếp trong đó liên kết các luận ba đoạn đơn lại với nhau sao cho kết luận của luận ba đoạn đơn trước là tiền đề của luận ba đoạn đơn tiếp sau.

Ví dụ:

Mọi động vật đều là sinh vật (2) Mọi động vật đều trao đổi chất (3) Mọi loài chim đều là động vật (4)

Do đó: Mọi lồi chim đều trao đổi chất (5)

Đây là luận ba đoạn đơn phức. Bởi vì suy luận này được tạo thành từ hai luận ba đoạn đơn. Luận ba đoạn đơn thứ nhất bao gồm phán đoán 1, 2,3 và luận ba đoạn đơn thứ hai bao gồm phán đoán 3, 4, 5. Trong hai luận ba đoạn đơn ấy thì phán đốn thứ 3 là kết luận cảu luận ba đoạn đơn thứ nhất lại được sử dụng làm tiền đề của luận ba đoạn đơn thứ hai.

Quá trình lập luận diễn ra dưới dạng luận ba đoạn phức khơng phải là q trình vơ tận. Nó sẽ dừng lại ở chỗ nào, bao gồm mấy luận ba đoạn đơn là tùy thuộc vào chủ thể nghiên cứu đối tượng ở cấp độ nào. Tuy nhiên, quá trình này sẽ chấm rứt khi khái niệm đứng làm chủ từ (S) của kết luận là một khái niệm đơn nhất.

Các loại luận ba đoạn phức

Căn cứ vào tính chất sử dụng của kết luận của luận ba đoạn đơn thứ nhất vào trong các tiền đề của luận ba đoạn đơn tiếp sau mà luận ba đoạn phức được chia ra thành luận ba đoạn phức tiến và luận ba đoạn phức lùi.

Luận ba đoạn phức tiến

Luận ba đoạn phức tiến là luận ba đoạn phức mà trong đó kết luận của luận ba đoạn đơn thứ nhất được sử dụng làm tiền đề lớn của các luận ba đoạn phức tiếp sau.

Ví dụ đã nêu ở trên chính là luận ba đoạn phức tiến. Bởi vì, phán đốn thứ ba là kết luận của luận ba đoạn đơn thứ nhất lại được sử dụng làm tiền đề lớn của luận ba đoạn đơn thứ hai.

Công thức của luận ba đoạn phức tiến: M1 – P

M2 – P M3 – M2 M3 – P S – M(n) S – P

Trong quá trình lập luận, để cho ngắn gọn người ta thường không sử dụng luận ba đoạn phức tiến đầy đủ các thành phần như trên mà nó thường được rút gọn.

Luận ba đoạn phức tiến rút gọn là luận ba đoạn phức tiến bỏ qua tiền đề lớn của luận ba đoạn tiếp sau.

Ví dụ:

Tất cả kim loại đều dẫn điện. Kim loại kiềm thổ là kim loại. Can xi là kim loại kiềm thổ. Cho nên: Can xi dẫn điện.

Đây là luận ba đoạn phức tiến rút gọn. Bởi vì, từ luận ba đoạn đơn thứ hai khơng có tiền lớn. Cơng thức của luận ba đoạn phức tiến rút gọn là:

M1 – P M2 – M1 M3 – M2 S – M(n) S – P

Từ ví dụ và cơng thức của luận ba đoạn phức tiến rút gọn ta thấy, luận ba đoạn phức tiến rút gọn được bắt đầu từ tiền đề chứa vị từ P của kết luận, kết thúc bằng tiền đề chứa chủ từ S của kết luận.

Luận ba đoạn phức lùi

Luận ba đoạn phức lùi là luận ba đoạn phức mà trong đó kết luận của luận ba đoạn đơn thứ nhất được sử dụng làm tiền đề nhỏ của luận ba đoạn đơn tiếp theo.

Ví dụ:

Mọi lồi chim đều là lồi có lơng vũ. Họa mi là lồi chim

Họa mi là lồi có lơng vũ.

Mọi lồi có lơng vũ đều là động vật. Họa mi là lồi có lơng vũ.

Do đó, Họa mi là động vật.

Đây là luận ba đoạn phức lùi, vì trong suy luận đó, phán đốn “Họa mi là lồi có lơng vũ” là kết luận của luận ba đoạn đơn thứ nhất lại được sử dụng làm tiền đề nhỏ của luận ba đoạn đơn thứ hai.

Công thức của luận ba đoạn phức lùi: S – M1 M1 – M2 S – M2 M2 – M3 S – M3 Mn – P S – P

Trong quá trình lập luận, để cho ngắn gọn người ta thường không sử dụng luận ba đoạn phức lùi đầy đủ các thành phần như trên mà thường rút gọn lại.

Luận ba đoạn phức lùi rút gọn là luận ba đoạn phức lùi bỏ qua tiền đề nhỏ của luận ba đoạn tiếp sau.

Ví dụ:

Họa mi là lồi chim.

Mọi lồi chim đều là lồi có lơng vũ Mọi lồi có lơng vũ đều là động vật

Cho nên: Họa mi là động vật

Đây là luận ba đoạn phức lùi rút gọn. Bởi vì, từ luận ba đoạn đơn thứ hai khơng có tiền đề nhỏ.

Công thức của luận ba đoạn phức lùi rút gọn: S – M1 M1 – M2 M2 – M3 S – M3 Mn – P S – P

Từ ví dụ trên ta thấy luận ba đoạn phức lùi rút gọn được bắt đầu từ tiền đề chứ chủ từ (S) của kết luận, kết thúc bằng tiền đề chứa vị từ P của kết luận.

Luận ba đoạn hợp hai

Trong quá trình tư duy, để rút ngắn sự lập luận về đối tượng, khi đối tượng đó được diễn tả bằng các luận ba đoạn phức đầy đủ thì người ta sử dụng luận ba đoạn đơn hợp hai.

Luận ba đoạn đơn hợp hai là luận ba đoạn phức rút gọn có hai tiền đề là luận hai đoạn đơn.

Ví dụ:

Tồn cầu hóa là tất yếu khách quan vì nó phản ánh đúng xu thế của thời đại.

Sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc là có tính tồn cầu hóa vì nó là sự hội nhập giữa các dân tộc.

Cho nên: Sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc là tất yếu khách quan.

Đây là luận ba đoạn đơn hợp hai vì trong suy luận này có hai tiền đề đều là luận hai đoạn đơn.

Về thực chất thì luận ba đoạn đơn hợp hai là sự hợp nhất của ba luận ba đoạn đơn đầy đủ mà trong đó kết luận rút ra chính là sự kết hợp hai kết luận của hai luận ba đoạn đơn đầy đủ làm tiền đề.

Một phần của tài liệu KHÁI LUẬN CHUNG về LOGIC học (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)