4. BÁC BỎ 1 Định nghĩa
5.3. Các quy tắc đối với luận chứng
Trong q trình luận chứng cho một phép chứng minđịi hoi hoặc bác bỏ, người ta có thể sử dụng một hay một số suy luận cụ thể để rút ra giá trị của luận đề. Vì vậy, địi hỏi luận chứng phải tơn trọng các quy tắc sau đây:
Quy tắc 1: Phải tuân theo các quy luật của tư duy và các quy tắc của suy luận được sử dụng trong luận chứng.
Bất kỳ một sự luận chứng đúng đắn nào không thể vi phạm các quy luật của tư duy. Bởi vì những quy luật của tư duy là các điều kiện cơ bản, là các yếu tố bắt buộc của sự tư duy đúng đắn, chính xác. Nếu trong tư duy, trong luận chứng mà không giữ nguyên được luận đề, chứa đựng mâu thuẫn logic, không đầy đủ của các luận cứ, khơng lựa chọn được giá trị thì khơng thể có tư duy chính xác, chân thực; khơng thể rút ra được giá trị của luận đề trong luận được sử dụng trong luận chứng thì cũng khơng thể rút ra được giá trị của luận đề. Do đó, địi hỏi trong q trình luận chứng của một phép chứng minh hoặc bác bỏ nào đó thì các quy luật của tư duy và các quy tắc của suy luận phải được tôn trọng.
Việc rút ra luận đề của chứng minh hay bác bỏ không phải là một nhiên, tất yếu trong từng sự liên kết các luận cứ của một suy luận hay sự liên hợp của một số suy luận lại với nhau. Chỉ khi đó giá trị của luận đề được rút ra mới thật sự mang tính khách quan, mới đủ sức thuyết phục trong quá trình chứng minh và bác bỏ.
6. NGỤY BIỆN
Trong quá trình chứng minh, bác bỏ hặc tranh luận, chúng ta thường bắt gặp những trường hợp vơ tình hoặc cố ý vi phạm các quy luật, các quy tắc logic dẫn đến sự sai lầm về giá trị của tư tưởng trong lập luận. Những trường hợp sai lầm đó được phản ánh vào trong logic dưới dạng khái niệm “ngộ biện” và “ngụy biện”.
Ngộ biện là sự sai lầm do vơ tình vi phạm các quy luật, quy tắc logic. Đây là trường hợp hay gặp ở những người khơng có trình độ tư duy logic, khả năng nắm bắt và vận dụng các quy luật, quy tắc logic rất hạn chế hoặc do tình trạng tâm lý khơng ổn định nên sự lập luận ngây ngô, làm sai lệch giá trị chân lý của tư tưởng. Để khắc phục sai lầm ấy cần phải rèn luyện và nâng cao khả năng tư duy logic, bình tĩnh trong tranh luận, không vội vàng hấp tấp.
Ngụy biện là những sai lầm cố ý, có chủ định nhằm đánh tráo giá trị tư tưởng trong lập luận.
Đây là trường hợp chủ thể cố tình vi phạm các quy luật và quy tắc logic một cách rất tinh vi, với những thủ thuật xảo quyệt để làm người khác nhầm lẫn về giá trị của tư tưởng trong lập luận nhằm che đậy cho những động cơ không trong sáng và những hành vi không đúng đắn của họ.
Ngụy biện thường được thể hiện bằng các hình thức rất phức tạp, rất khác nhau như cố tình vi phạm các quy tắc định nghĩa, phân chia khái niêm được thể hiện ra bằng các từ đa nghĩa đó. Đánh tráo nội hàm của khái niệm này sang nội hàm của khái niệm kia. Sử dụng các phán đốn mà giá trị chân lý của nó chưa được xác định một cách rõ ràng hoặc dung các phán đốn khơng tương đương để
thay thế. Mặt khác, những người ngụy biện cịn thường sử dụng quyền lực, uy tín của người khác để thay thế cho sự luận giải khoa học, hoặc dùng luận cứ khơng có quan hệ với luận đề để rút ra luận đề một cách chủ quan. Bên cạnh đó, những người ngụy biện cịn hay mua chuộc tình cảm để thay thế cho lý trí khoa học, dựa vào số đơng để lấn lướt chân lý…
Nhìn chung, ngụy biện được thể hiện bằng rất nhiều hình thức và thủ thuật khác nhau. Nhưng dù dưới hình thức hay thủ thuật nào thì bản chất của ngụy biện là khơng bao giờ quan tâm đến chân lý của tư tưởng trong lập luận mà chủ yếu họ dùng các thủ thuật logic tinh vi để đánh tráo giá trị, đổi trắng thay đen, đảo sai thành đúng nhằm thực hiện mưu đồ khơng trong sáng đã định sẵn. Vì vậy, trong tư duy, trong tranh luận cần phải phân tích cụ thể để vạch ra bản chất, hình thức thể hiện và âm mưu của ngụy biện. Có như vậy, mới phê phán một cách có hiệu quả và loại trừ nó ra khỏi q trình đi đến những tri thức đúng đắn, chân thực.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Chứng minh là gì? Hãy nêu các đặc điểm cơ bản cuả chứng minh. 2. Trình bày kết cấu của chứng minh.
3. Bác bỏ là gì? Hãy chỉ ra các yếu tố và các phương pháp của bác bỏ. 4. So sánh chứng minh và bác bỏ.
5. Có một linh mục khuyên con chiên không nên uống rượu và khẳng định rượu là kẻ thù của con người. Nhưng một lần người ta bắt được ông ta đang say rượu bét nhè. Người ta hỏi ông:
- Thưa cha, sao cha lại uống rượu say bệ rạc thế này. Chẳng phải cha từng nói rượu là kẻ thù của con người đó sao?
Ơng linh mục cười nói:
- Đúng thế! Nhưng các con biết Kinh thánh nói thế nào khơng? Kinh thánh dạy rằng: “Này các con! Các con phải yêu chính kẻ thù của các con”.
Hãy bác bỏ lập luận của ong thày tu đó. 6. Một em bé đi học về nói với mẹ:
Mẹ ạ! Cơ giáo con khơng biết con ngựa là con gì! -Làm gì có chuyện đó! Mẹ khơng thể tin được.
- Nhưng đúng thế mà mẹ. Hôm qua trong giờ học vẽ con vẽ một con ngựa rồi đưa cho cô giáo xem. Cơ cứ xoay đi xoay lại, nhìn mãi khơng biết lại cịn hỏi con “Đây là con gì?”.
Em bé đó mắc lỗ logic nào?