2.KẾT CẤU CỦA CHỨNG MINH

Một phần của tài liệu KHÁI LUẬN CHUNG về LOGIC học (Trang 114 - 116)

2.1. Luận đề của chứng minh

Chứng minh gồm ba bộ phận hợp thành là luận đề, luận cứ và luận chứng.

Luận đề của chứng minh là luận điểm mà tính chân thực của nó cần phải được làm sáng tỏ.

Đây là thành phần có vị trí quan trọng hàng đầu của chứng minh vì nó đặt ra những phương hướng và nhiệm vụ cụ thể cho chứng minh. Trong chứng minh, luận đề có thể là một khái quát từ thực tiễn hay từ quan sát, thí nghiệm đem lại. Nó cũng có thể là luận điểm rút ra từ suy luận, ý tưởng hay dự báo khoa học. Luận đề có thể tìm lại dưới dạng một phán đoán đơn giản hay một hệ thống các luận đểm lý luận. Luận đề trả lời cho câu hỏi “chứng minh cái gì?”.

Đối với luận đề có phản luận đề của chứng minh. Phản luận đề của luận đề chứng minh là một luận điểm có quan hệ chặt chẽ với luận đề nhưng có nội dung và giá trị đối lập với giá trị của luận đề. Điều đó có nghĩa là, nếu luận đề của chứng minh cần xác định giá trị chân thực thì phản luận đề của nó có giá trị giả dối.

2.2.Luận cứ của chứng minh

Luận cứ của chứng minh là các luận điểm khoa học, các căn cứ, sự kiện thực tế chân thực, có liên quan đến luận đề và được sử dụng để chứng minh tính chân thực của luận đề.

Luận cứ đóng vai trò là các tiền đề khách quan, logic để xác định giá trị của luận đề. Để làm được vai trị đó địi hỏi luận cứ phải chân thực và đầy đủ. Luận cứ có thể là các luận điểm phản ánh đúng đắn về các sự kiện, cũng có thể là các tiên đề, quy tắc, các định nghĩa … đã được khoa học xác định giá trị chân lý.

Trong chứng minh, luận cứ phải trả lời cho câu hỏi “chứng minh dựa vào những căn cứ, cơ sở nào?”.

Luận chứng của chứng minh là những cách thức, những phương pháp cùng các quy luật, quy tắc được sử dụng trong quá trình liên kết các luận cứ lại với nhau để rút ra được tính chân thực của luận đề.

Đây là thao tác logic xác lập mối quan hệ giữa các luận cứ theo những quy luật và quy tắc logic để rút ra luận đề. Vì vậy mà trong luận chứng nó có thể sử dụng một loại suy luận cụ thể hoặc một loạt những suy luận khác nhau, có quan hệ với nhau. Luận chứng trả lời cho câu hỏi “chứng minh bằng cách nào?”

2.4.Mối quan hệ giữa luận đề, luận cứ và luận chứng của chứng minh

Luận đề, luận cứ và luận chứng là ba bộ phận hợp thành của chứng minh. Mỗi bộ phận đó có một chức năng và nhiệm vụ khác nhau, không thể thay thế cho nhau. Song, giữa chúng có một mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tồn tại nương tựa vào nhau. Trong mối quan hệ đó, luận đề giữa vị trí trung tâm của chứng minh vì nó chi phối các bộ phận hợp thành của chứng minh. Cụ thể là nó đóng vai trị quyết định việc lựa chọn luận cứ và luận chứng. Trong chứng minh, việc lựa chọn các luận cứ nào và cách thức luận chứng nào, khơng phải là việc làm tùy tiện mà nó phải dựa vào luận đề, căn cứ vào luận đề để lựa chọn các luận cứ và luận chứng phù hợp. Có như vậy mới phục vụ cho luận đề, mới xác định được giá trị của luận đề. Nói như thế, khơng có nghĩa luận cứ và luận chứng là những bộ phận hoàn toàn thụ động, lệ thuộc một chiều vào luận đề. Trái lại, luận cứ và luận chứng có tác động trở lại luận đề và tác động lẫn nhau. Sự tác động trở lại đó được thể hiện ở chỗ, luận cứ và luạn chứng giúp xác định tính chân thực của luận đề và nâng cao độ tin cậy vào luận đề. Nếu luận cứ đầy đủ và chân thực sẽ giúp cho luận chứng được thực thi một cách dễ dàng. Ngược lại, luận chứng có nhiệm vụ kiểm tra lại tính chân và tính đầy đủ của các luận cứ và cùng luận cứ rút ra tính chân thực của luận đề.

Một phần của tài liệu KHÁI LUẬN CHUNG về LOGIC học (Trang 114 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)