7.1. Bản chất và các loại phân chia khái niệm
Khi nghiên cứu khái niệm nào đó, chúng ta khơng chỉ vạch ra nội hàm mà còn phát hiện ngoại diên của chúng.
Thao tác logic vạch ra ngoại diên của khái niệm gọi là phân chia khái niệm. Nói cách khác, phân chia khái niệm là thao tác logic chỉ ra ngoại diên của một khái
niệm nào đó có bao nhiêu đối tượng hợp thành Khi phân chia khái niệm chúng ta
liệt kê các khái niệm loài của khái niệm giống. Khái niệm giống bị phân chia gọi là khái niệm bị phân chia. Các khái niệm loài được liệt kê gọi là khái niệm phân chia hay các thành phần phân chia. Dấu hiệu dùng để phân chia gọi là cơ sở phân chia.
Có hai loại phân chia
Phân chia theo sự biến đổi dấu hiệu. (Phân loại khái niệm) Đó là sự phân chia khái
niệm giống thành các loài sao cho mỗi loài vẫn giữ được dấu hiệu nào đó của giống, nhưng dấu hiệu đó lại có chất lượng mới trong các lồi.
Cơ sở phân chia có thể là dấu hiệu bản chất, bên trong hoặc dấu hiệu khơng bản chất, bên ngồi.
Ví dụ: Khi dựa vài trình độ nhận thức, trình độ học lực của học sinh người ta chia khái niệm “học sinh” ra thành: “học sinh giỏi”, “học sinh khá”, “học sinh trung
bình”, “học sinh yếu”, “học sinh kém”. Trong quá trình phân loại đó mỗi một thành phần phân chia đóng vai trị là các khái niệm loài so với khái niệm giống là “học sinh”
Không được lẫn lộn thao tác phân chia với chia nhỏ đối tượng, với chia cái toàn thể thành cái bộ phận. Khi phân chia khái niệm thì cái niệm bị phân chia và các tành phần phân chia nằm trong quan hệ giống – loài.
Phân chia khái niệm là rất cần thiết trong hoạt động thực tiễn nhưng khơng phải mọi sự phân chia đều có giá trị khoa học và thực tiễn. Chính vì vậy, khi lựa chọn cơ sở phân chia cần hướng vào mục đích khoa học và giá trị thực tiễn.
Phân đôi khái niệm
Thao tác logic phân chia khái niệm bị phân chia thành hai khái niệm mâu thuẫn với nhau gọi là phân đơi khái niệm.
Ví dụ: Phân đơi khái niệm “từ” ta được hai khái niệm mâu thuẫn nhau là “thực từ” và “hư từ” (không phải thực từ). Hoặc chia khái niệm “người” thành “người da trắng” và “người da không trắng”.
Phân đôi khái niệm luôn luôn là cân đối và được tiến hành theo một cơ sở nhất định. Nhưng nó chỉ giúp hiểu khái niệm khẳng định và sau khi thực hiện một số bước có thể trở lại khái niệm ban đầu. Phân đôi khái niệm cho phép chúng ta rút ra được đối tượng khảo sát từ trong tập hợp các đối tượng khác nhau một cách nhanh chóng, kịp thời và đúng đắn nhất.
7.2. Các quy tắc phân chia khái niệm
Phân chia phải cân đối. Khi phân chia khái niệm thì ngoại diên của khái
niệm bị phân chia phải bằng tổng ngoại diên của các thành phần phân chia.
Vi dụ: Ta chia khái niệm “chiến tranh” thành “chiến tranh chính nghĩa” và “chiến tranh phi nghĩa” ngoại diện của khái niệm “chiến tranh” bằng tổng ngoại diên của hai khái niệm “chiến tranh chính nghĩa” và “chiến tranh phi nghĩa”.
Khi vi phạm quy tắc này sẽ dẫn đến sai lầm (lỗi logic) là phân chia thừa thành phần hoặc phân chia thiếu thành phần. Phân chia thừa thành phần là khi phân chia ngoại diên của khái niệm bi phân chia nhỏ hơn tổng ngoại diên của các thành phần phân chia. Phân chia thiếu thành phần là ngoại diên của khái niệm bị phân chia lớn hơn tổng ngoại diên của các thành phần phân chia.
Phân chia phải theo một cơ sở nhất định và giữa nguyên trong q trình phân chia. Trong q trình phân chia, có thể theo nhiều cách khác nhau tùy theo
dấu hiệu lựa chọn. Nhưng trong một cách phân chia chỉ được căn cứ dấu hiệu xác định nào đó và phải giữa nguyên dấu hiệu ấy trong suốt quá trình phân chia.
Các thành phần phân chia phải loại trừ nhau, có nghĩa là chúng nằm trong
quan hệ khơng hợp.
Ví dụ Từ khái niệm nhà nước chia ra thành nhà ước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa đây là sự phân chia đúng đắn. Vì bốn thành phần phân chia là những khái niệm có ngoại diên loại trừ nhau.
Phân chia phải liên tục. Nghĩa là phân chia phải được thực hiện từ khái
niệm giống đến khái niệm loài gần gũi rồi mới đến khái niệm loài xã hơn. Ý nghĩa của việc phân chia khái niệm
Phân chia khái niệm có ý nghĩa rất quan trọng trong q trình nhận thức và trong hoạt động thực tiễn. Điều đó được thể hiện trước hết ở chỗ, thông qua phân chia khái niệm, người ta nắm bắt được các sự vật hiện tượng một cách có hệ thống, tạo ra tính trình tự trong q trình lập luận, khơng lẫn lộn đối tượng này với các đối tượng khác hoặc khơng bỏ sót các đối tượng trong q trình lập luận, tạo ra sự bao quát tất cả lớp đối tượng trong một hệ thống hoàn chỉnh của chúng.
Việc phân chia khái niệm còn tạo điều kiện quan trọng cho sự phát triển tri thức phát triển tư duy logic. Bởi vì, qua sự phân chia ta có thể phát hiện ra quy luật của sự hình thành và phát triển của các sự vật, hiện tượng. Dó là cơ sở quan trọng để hình thành tính có hệ thống trong tư duy logic.
Nhờ có phân chia khái niệm mà hoạt động thực tiễn của con người có được những lý luận cơ bản, hiệu quả trong việc quản lý xã hội, quản lý khoa học.. Giúp cho sự sắp xếp, bố trí các tổ chức xã hội, các cơ sở nghiên cứu, quản lý khoa hoc. Trở nên hợp lý, nhằm nâng cao hiệu quả công việc.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. Nội hàm và ngoại diên khác nhau như thế nào?
2.Mở rộng và thu hẹp khái niệm là những thao tác logic dựa trên cơ sở nào? được thực hiện như thế nào?
3. Khi định nghĩa khái niệm cần phải tuân theo những quy tắc nào? Ý nghĩa của việc định nghĩa khái niệm?
4.Trình bày các quy tắc phân chia khái niệm và ý nghĩa của nó?
5.Cho cặp khái niệm: “số chẵn ” và “số chia hết cho hai” anh (chị) hãy:
a, Xây dựng các phán đốn từ cặp khái niệm đó và xác định giá trị logic của các phán đoán ấy.
b, Xác định quan hệ và mơ hình hóa quan hệ giữa các thuật ngữ trong các phán đoán đã xây dựng được.
c, Tìm tính chu diên của các thuật ngữ trong các phán đoán đã xây dựng được. 6. Anh (chị) hãy: Thực hiện thao tác thu hẹp khái niêm: “Sinh viên Việt Nam” 7.Chỉ ra các lỗi logic phân chia khái niệm
A, Danh lam thắng cảnh B, Chùa Hương
C, Hà Nội