3. PHÁN ĐOÁN ĐƠN
3.3. Phán đốn đặc tính
Phán đốn đặc tính là phán đốn biểu thị dấu hiệu thuộc hay khơng thuộc về đối tượng.
Ví dụ: “Đa số các lồi cá sống ở dưới nước”
Phán đốn đặc tính được phân chia theo chất lượng từ nối và số lượng của chủ ngữ.
Phân chia theo chất lượng từ nối: Nếu từ nối chỉ ra dấu hiệu thuộc về đối
tượng thì đó là phán đốn khẳng định. Nếu từ nối chỉ ra dấu hiệu khơng thuộc về đối tượng thì đó là phán đốn phủ định.
Ví dụ: “Một số học sinh là học sinh giỏi”
Trong các phán đoán khẳng định các từ nối (“là”, “đều phải”)
Cơng thức của phán đốn khẳng định: “Tất cả S là P” hoặc “Một số S là P” Ví dụ: “Mọi số lẻ khơng chia hết cho 2”
Trong phán đốn phủ định từ nối “khơng” “khơng là” “khơng phải là”.
Cơng thức của phán đốn phủ định: “Tất cả S không là P” hoặc “Một số S không là P”.
Phân chia theo số lượng của chủ ngữ: Chủ ngữ của phán đốn có thể nêu
lên một đối tượng duy nhất, một phần đối tượng hay toàn bộ đối tượng của một lớp xác định. Căn cứ vào đó phán đốn đặc tính được chia thành phán đốn đơn nhất, phán đốn riêng và phán đoán chung.
Phán đoán đơn nhất là phán đoán mà chủ ngữ chỉ nêu lên một đối tượng duy nhất.
Ví dụ “Hà Nội là thủ đơ của Việt Nam”
Cơng thức của phán đốn đơn nhất: “S này là P”, “S này khơng là P”
Phán đốn riêng là phán đốn trong đó ngoại ngoại diên của chủ ngữ bao gồm một
bộ phận các đối tượng thuộc ngoại diên của chủ ngữ. Trong phán đốn riêng lượng từ: “một số”, “có những”, “phần lớn, đa số, …
Ví dụ: “Một số sinh viên khơng có máy tính”
Cơng thức của phán đốn riêng là: “Một số S là P” và “một số S khơng là P”.
Phán đốn chung là phán đốn trong đó chủ ngữ nêu lên tồn bộ đối tượng của
một lớp.
Ví dụ: “Mọi cơng dân đều bình đẳng trước pháp luật”
Cơng thức của phán đốn chung là: “Tất cả S là P” và “Tất cả S không là P”.
Phân loại phán đốn đơn đặc tính dựa vào cả chất và lượng của phán đoán
Khi dựa vào cả chất và lượng của phán đốn thì phán đốn đơn đặc tính được chia ra thành bốn loại phán đoán cơ bản là phán đoán khẳng định chung, phán đoán khẳng định riêng, phán đoán phủ định chung và phán đoán phủ định riêng.
Phán đoán khẳng định chung là phán đoán vừa khẳng định về chất lượng
vừa chung về số lượng.
Ví dụ: “Tất cả giáo viên đều là người lao động trí óc”.
Đây là phán đốn khẳng định chung bởi vì, nó là phán đốn khẳng định do có từ nối là từ “đều”, đồng thời là phán đốn chung do có lượng từ “mọi”.
Phán đoán khẳng định chung được ký hiệu là chữa A (nguyên âm đầu của từ La- tinh Affimo – tôi khẳng định).
Cơng thức của phán đốn khảng định chung là: “Tất cả S là P”
Phán đoán khẳng định riêng là phán đoán vừa khẳng định về chất lượng,
vừa riêng về số lượng .
Ví dụ: “Một số sinh viên là vận động viên”.
Đây là phán đốn khẳng định riêng, bởi vì nó là phán đốn khẳng định do có từ nối “là”, đồng thời là phán đốn riêng do có lượng từ “một số”.
Phán đoán khẳng định riêng được ký hiệu bằng chữ I (nguyên âm thứ hai trong từ La-tinh Affimo). Cơng thức đầy đủ của phán đốn khẳng định riêng là: Một số S là P.
Phán đoán phủ định chung đó là phán đốn phủ định về chất lượng và chung
về số lượng.
Ví dụ: “Tất cả số lẻ khơng chia hết cho 2”.
Đây là phán đốn phủ định chung, bởi vì nó là phán đốn phủ định do có từ nối “khơng”, đồng thời là phán đốn chung do có lượng từ “Tất cả”.
Phán đoán phủ định chung được ký hiệu bằng chữ E (Nguyên âm đầu của từ La - tinh Nego – tôi phủ định). Công thức đầy đủ của phán đốn phủ định chung là: Tất cả S khơng là P.
Phán đoán phủ định riêng: là phán đoán vừa phủ định về chất lượng, vừa
riêng về số lượng.
Ví dụ: “Một số vận động viên không phải là sinh viên”.
Đây là phán đốn phủ định riêng bởi vì: Nó là phán đốn phủ định do có từ nối “khơng phải là”, đồng thời là phán đốn riêng do có lượng từ “một số”. Phán đoán phủ định riêng được ký hiệu bằng chữ O (nguyên âm thứ hai của từ La – tinh Nego – tôi phủ định) Công thức đầy đủ của phán đốn phủ định riêng là: Một số S khơng là P.