Luận ba đoạn đơn là một loại suy luận suy diễn gián tiếp, trong đó kết luận là một phán đốn đơn đặc tính được rút ra từ sự liên kết hai phán đốn đơn đặc tính lại với nhau.
Ví dụ:
Mọi sinh viên Việt Nam đều phải học tập tốt để ngày mai lập nghiệp. Sinh viên trường đại học Bách khoa Hà Nội là sinh viên Việt Nam. ______________________________________________
Dó đó, sinh viên trường đại học Bách khoa Hà Nội phải học tập tốt để ngày mai lập nghiệp.
Ví dụ trên là một loại luận ba đoạn đơn vì kết luận của suy luận đó là một loại phán đốn đơn đặc tính được rút ra từ hai phán đốn đơn đặc tính liên kết lại với nhau.
Kết cấu của luận ba đoạn đơn gồm hai tiền đề và một kết luận. Trong hai tiền đề có một tiền đề lớn và một tiền đề nhỏ. Tiền đề lớn chứa thuật ngữ lớn được ký hiệu là (P), tiền đề nhỏ chứa thuật ngữ nhỏ được ký hiệu là (S). Thuật ngữ (S) và (P) được gọi là thuật ngữ bên. Ngoài các thuật ngữ bên trong mỗi luận ba đoạn đơn cịn có thuật ngữ giữa. Nó được ký hiệu là (M) (chữ cái đầu tiên của từ Latinh Medium: có nghĩa là giữa). Thuật ngữ giữa chỉ có mặt ở trong hai tiền đề, chứ khơng có mặt ở
kết luận. Nó làm nhiệm vụ bắc cầu cho mối quan hệ giữa thuật ngữ nhỏ (S) và thuật ngữ lớn (P) ở trong các tiền đề để rút ra mối quan hệ trực tiếp giữa chúng trong kết luận.
Như vậy, trong một luạn ba đoạn đơn chỉ có ba thuật ngữ là thuật ngữ lớn (P), thuật ngữ nhỏ (S), và thuật ngữ giữa (M). Chúng được phân phối ở hai tiền đề và một kết luận.
Muốn biết trong luận ba đoạn đơn, đâu là tiền đề nhỏ, đâu là tiền đề lớn, chúng ta phải xuất phát từ kết luận. Nhờ phân tích từ kết luận mà ta biết được rằng, tiền đề nào chứa chủ từ của kết luận, tức là chứa thuật ngữ nhỏ (S) thì tiền đề đó là tiền đề nhỏ. Cịn tiền đề nào chứ vị từ của kết luận, tức là chứ thuật ngữ lớn (P) thì tiền đề đó là tiền đề lớn.
Như vậy, luận ba đoạn đơn có cơng thức tổng qt là: M - P