3.1. Xây dựng các giả định
Sự hình thành phát triển giả thuyết là quá trình vận động của tư duy diễn ra rất phức tạp, bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau vừa đan xen vào nhau vừa kế tiếp nhau. Song, về cơ bản, có hai giai đoạn là xây dựng các giả định và chứng minh cho sự tồn tại hoặc khơng tồn tại của những giá trị đó.
Xây dựng giả định về nguyên nhân của các hiện tượng đã quan sát được là giai đoạn đầu tiên hình thành của giả thuyết. Ở giai đoạn này, con người phải xuất phát từ hiện thực khách quan, thông qua giác quan của mình mà nhận thức các sự kiện, các hiện tượng mới nảy sinh. Nhờ việc phân tích các dữ kiện riêng lẻ, rồi tổng hợp các dữ kiện đó để phát hiện ra mối quan hệ giữa chúng nhằm dự đốn khả năng có thể là nguyên nhân gây ra những sự kiện, hiện tượng mới cần phải giải thích.
Ví dụ: Khi quan sát các vật thể rơi trong khơng gian, người ta thấy rằng có lúc chúng rơi nhanh, có lúc rơi chậm, có khi rơi theo phương thẳng đứng, có khi rơi theo chiều xiên…
Một vấn đề được đặt ra là, nguyên nhân ảnh hưởng tới vận tốc rơi khác nhau của các vật thể? Để trả lời cho câu hỏi đó, người ta phải căn cứ vào các hiện tượng rơi của các vật thể đó để nêu ra một số khả năng có thể là nguyên nhân của hiện tượng
ấy. Các nguyên nhân này có thể là do khối lượng, hình dạng, kích thức của các vật hoặc do khơng khí của mơi trường mà trong đó có các vật thể rơi.
Ví dụ 2: Khi phát hiện một vụ an mạng nào đó xảy ra, căn cứ vào hiện trường, đặc điểm của nạn nhân, các tang vật cịn để lại, người làm cơng tác điều tra dự kiến các khả năng có thể là nguyên nhân và kẻ gây ra án mạng đó. Chẳng hạn như do mâu thuẫn trong cuộc sống, cạnh tranh nhau trong sản xuất kinh doanh hoặc do ghen tuông trong yêu đương, do cướp của … mà dẫn đến án mạng đó.
Từ dự kiến các giả định về nguyên nhân xảy ra các hiện tượng mới, con người phải phải loại bỏ các dự định không thể xảy ra, chỉ giữa lại một giả định nào đó là hợp lý nhất, có khả năng nhất là nguyên nhân để tập trung làm sáng tỏ tính chân lý của giả định đó.
Từ dự kiến các giả định về nguyên nhân xảy ra các hiện tượng mới, con người phải loại bỏ các dự định không thể xảy ra, chỉ giữ lại một giả định nào đó là hợp lý nhất, có khả năng nhất là nguyên nhân để tập trung làm sáng tỏ tính chân lý của giả định đó.
Chẳng hạn: Ở ví dụ 1, nếu cho rằng khối lượng hay hình dạng của các vật thể là nguyên nhân làm ảnh hưởng tới vận tốc rơi của các vật thể ấy thì các vật có khối lượng lớn hơn phải rơi nhanh hơn và các vật có hình dạng lớn hơn phải rơi phải rơi chậm hơn. Nhưng trên thực tế điều đó lại khơng xảy ra. Bởi vì các vật thể có khối lượng lớn hơn khơng rơi nhanh hơn các vật có khối lượng nhỏ hơn và các vật có hình dạng lớn hơn khơng rơi chậm hơn sơ với các vật có hình dạng nhỏ hơn. Do đó, phải chọn giả định khơng khí có khả năng khá chắc chắn là nguyên nhân ảnh hưởng tới vận tốc rơi của các vật.
Cịn ở ví dụ 2: ta thấy, nếu án mạng là người cao tuổi thì giả định do mâu thuẫn trong yêu đương rất ít xảy ra hoặc khi khi thấy người bị hại vẫn còn tiền bạc của q thì khơng phải do hành vi cướp của… Ngun nhân của vụ án mạng có thể do
cạnh tranh nhau trong sản xuất, kih doanh hoặc các nguyên nhân khác mà dẫn đến việc loại trừ lẫn nhau.
3.2. Chứng minh giả định
Trên cơ sở giả định đã được lựa chọn có khả năng nhất là nguyên nhân của hiện tượng nảy sinh, người ta phải tiếp tục nghiên cứu, điều tra sâu hơn, tích lũy thêm các dữ kiện phân tích. Kiểm nghiệm cụ thể để xác định đúng đắn nguyên nhân của hiện tượng đó. Q trình xác định này được thực hiện bằng phương pháp chứng minh trực tiếp hoặc chứng minh gián tiếp.
Phương pháp chứng minh trực tiếp của giả thuyết là phương pháp sử dụng các giữ kiện thực nghiệm có quan hệ mật thiết với các giả định về nguyên nhân của các hiện tượng khảo sát. Thông qua sự cảm nhận trực tiếp bằng các giác quan mà khẳng định giả định nào đúng, giả định nào sai. Đây là phương pháp rất có hiệu quả. Bởi vì, nó vừa được thực hiện nhanh chóng, lại vừa mang tính khách quan, tránh được những sai sót trong q trình rút ra kết luận.
Phương pháp chứng minh gián tiếp của giả thuyết là phương pháp xác nhận tính chân thực của các giả định thơng qua việc xác nhận tính chân thực của từng hệ quả rút ra từ các giả định. Thực chất của phương pháp này là sự vận dụng phương pháp khẳng định trong suy luận nhất quyết, có điều kiện. Cơng thức của nó là:
A→B A ______ B
Nghĩa là khẳng định cơ sở thì khẳng định hệ quả.
Ngoài việc vận dụng phương pháp khẳng định, người ta còn sử dụng phương pháp phủ định của suy luận đó để xác định giá trị của các giả định.
Cơng thức: A→B
7B 7A
Nghĩa là phủ định hệ quả thì phủ định cơ sở.
Đây là những phương pháp chứng minh có vai trị rất quan trọng trong việc xác nhận các giả định đúng và bác bỏ các giả định sai.
Trong quá trình chứng minh, nếu giả định đã lựa chọn mà phù hợp tối đa với những tài liệu kinh nghiệm hoặc diễn ra đúng như trong thực nghiệm khoa học thì giả định đó trở thành lý thuyết khoa học (học thuyết). Ngược lại, nếu giả định đó khơng phù hợp với những tri thức hiện có hoặc trái với kết quả thực nghiệm thì giả định đó khơng phải là ký thuyết khoa học. Trong trường hợp này, người ta phải xây dựng các giả định khác.
Ở ví dụ 1, Galilê đã thực nghiệm sự rơi của viên chì và chiếc lơng chim trong ống chân khơng. Thực nghiệm cho thấy viên chì (có khối lượng lớn hơn nhưng kích thước và hình dạng lại nhỏ) và chiếc lơng chim (có khối lượng nhỏ nhưng kích thước, hình dạng lại lớn) đều rơi xuống đáy ống với thời gian như nhau. Điều đó chứng tỏ rằng khối lượng, kích thước và hình dạng khơng phải là ngun nhân ảnh hưởng tới vận tốc rơi của vật thể mà chính khơng khí mới là nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về vận tốc của các vật thể khi rơi.
Ở ví dụ 2, các cán bộ điều tra phải kiểm chứng giả định “do mâu thuẫn trong sản xuất kinh doanh” bằng cách điều tra người bị hại. Nhưng lại thấy người bị hại chỉ là một cán bộ công chức tốt, không sản xuất kinh doanh một loại hang hóa riêng nào. Điều đó chứng tỏ rằng, giả định khác là nguyên nhân của vụ án mạng ấy.
Điều lưu ý trong q trình chứng minh giả định là khơng được thực hiện một cách tùy tiện mà phải tuân theo các yêu cầu sau:
Một là, các luận cứ đưa ra trong chứng minh phải đảm bảo tính đúng đắn, chân thực. Tức là các luận cứ đó phải phù hợp với thực tiễn, với sự quan sát trực tiếp của con người.
Hai là, phải đưa ra đầy đủ các căn cứ để rút ra nguyên nhân của các hiện tượng đã quan sát được. Tránh bỏ sót trong q trình chứng minh. Bởi vì, nếu bỏ sót các giữ liệu, các luận cứ và các sự kiện sẽ dẫn đến kết luận vội vàng, sai lầm về nguyên nhân của các hiện tượng mới nảy sinh.
Ba là, trong quá trình lập luận để rút ra kết luận đúng về các nguyên nhân phải tuân theo các quy tắc và quy luật logic.
Nếu thực hiện đầy đủ các u cầu đó thì mới có thể xác định đúng giá trị của các giả định trong quá trình xây dựng và phát triển giả thuyết.
Như vậy, việc hình thành và phát triển giả thuyết là một quá trình diễn ra rất phức tạp, vừa thống nhất giữa các nhân tố khách quan với các nhân tố chủ quan, vừa thực thi một cách có tổ chức, có kế hoạch, có phương pháp cả hai giai đoạn nối tiếp nhau là xây dựng giả định và chứng minh cho các giả định đó. Chỉ khi nào tồn bộ q trình ấy được thực hiện theo các u cầu nhất định thì lúc đó mới có cơ sở xác định một giả thuyết nào đó là một lý thuyết khoa học và nó mới đứng vững trong hệ thống các tri thức khoa học của con người về thế giới.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. Trình bày đặc điểm chung của giả tuyết
2. Chỉ ra các cơ sử phân loại giả thuyết
3. Một người dân ở Kim Thành Hải Dương bị chết do nguyên nhân thắt cổ. Hiện trường có những dấu vết như sau:
- Nút buộc chỉ có dấu vân tay của nạn nhân.
- Tìm thấy dấu vân tay của nạn nhân trên xà ngang buộc dây.
- Ngồi vết dây dưới hầu, khơng có một tổn thương nào khác.
- Khoảng cách từ mũi chân đến mặt đất xấp xỉ chiều cao của chiếc ghế bị đẩy đổ ở gần đó.
Một điều tra viên đã nêu giả thuyết người chuyên gia này đã tự tử. Cho biết giả thuyết đó là đúng hay sai?