Giả thuyết là những giả định có căn cứ khoa học về ngun nhân, về mối quan hệ có tính quy luật của các sự vật, hiện tượng và chứng minh cho những giả định đó.
Nhận thức là q trình phản ánh biện chứng, tích cực, tự giác, sáng tạo thế giới khách quan vào đầu óc của con người trên cơ sở thực tiễn. Quá trình này diễn ra rất phức tạp, bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau, nối tiếp nhau. Nó được bắt đầu bằng sự quan sát thực tế, tìm hiểu các tài liệu, phân tích các sự kiện để dự đốn những nguyên nhân của các hiện tượng đang diễn ra; giải thích những giả định về ngun nhân đó để loại trừ những giả định sai lầm và xác nhận những giả định đúng đắn về các nguyên nhân của hiện tượng đã quan sát được. Trên cơ sở đó hình thành những tri thức mới về bản chất của các sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan. Tồn bộ q trình đó có quan hệ trực tiếp đến nội dung, bản chất và nhiệm vụ chủ yếu của giả thuyết.
Giả thuyết là điểm khởi đầu cảu việc nghiên cứu khoa học. Nó đáp ứng nhu cầu hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Nó thể hiện tính định hướng của tư duy trong việc nhận thức chân lý. Đó là q trình vận động từ biết ít đến biết nhiều, từ hiện tượng bên ngoài đến bản chất bên trong của sự vật, từ chưa dầy đủ đến ngày càng đầy đủ hơn. Nhờ có giả thuyết mà các phát minh lý thuyết khoa học ra đời.
Ví dụ: Giả thuyết của I. Kant về nguyên nhân của hiện tượng thủy triều là do tương tác giữa Mặt Trăng và Trái Đất. Giả thuyết đó được chứng minh và trở thành một lý thuyết khoa học. Nó giúp cho việc giải thích đúng đắn hiện tượng nước biển dâng lên và hạ xuống ở những vùng miền khác nhau, trong những khoảng thời gian không giống nhau trên thế giới.
Tuy nhiên, cần hết sức lưu ý những kết luận có tính khoa học ở trong giả thuyết chỉ có tính xác xuất. Bởi vì, trong giả thuyết, khơng phải mọi giả định về nguyên nhân của các hiện tượng quan sát thấy đều có giá trị chân thực. Trong các
giả định đó có các giả định sai sẽ bị loại bỏ. Còn các giả định được xác định là đúng đắn mới trở thành học thuyết khoa học. Vì vậy, không được đồng nhất giả thuyết với học thuyết khoa học và cũng khơng được đồng nhất nó với khái niệm “giả thiết”. Bởi vì, giả thiết chỉ là những điều kiện cho trước được sử dụng để chứng minh cho những u cầu khác.
Chính vì những đặc trưng cơ bản đó mà giả thuyết có vị trí và vai trị rất quan trọng trong q trình nhận thức. Nó giúp cho con người nắm bắt được mối quan hệ nhân quả giữa các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan; dự đốn và tìm ra được cái bản chất, tất yếu của chúng. Đồng thời, nó rèn luyện tư duy logic cho con người và phục vụ đắc lực cho công tác nghiên cứu, dự báo khoa học.
Vì vậy, sự tồn tại và phát triển của giả thuyết là một địi hỏi tất yếu và có tính phổ biến của con người.