Luận hai đoạn đơn là suy luận suy diễn gián tiếp, gồm hai phán đoán đơn liên kết lại với nhau.
Đây là một luận hai đoạn đơn vì suy luận này bao gồm hai phán đốn đơn liên kết lại với nhau.
Tuy nhiên, về thực chất thì luận hai đoạn đơn là một luận ba đoạn đơn rút gọn. Nghĩa là có một luận ba đoạn đơn thiếu một tiền đề hoặc kết luận. Song vì trong suy luận bao giờ cũng rút ra được tri thức mới, mà tri thức mới ấy lại được thể hiện ở trong kết luận. Vì vây, luận hai đoạn đơn thường có một tiền đề và một kết luận. Cịn trường hợp thiếu kết luận chúng ta ít gặp hơn trong q trình lập luận.
Cơng thức của luận hai đoạn đơn: M – P ……. S – P …….. S – M S – P M – P S – M ……..
Điều đó có nghĩa là cứ lấy các cơng thức của luận ba đoạn đơn rồi bỏ đi một tiền đề hoặc một kết luận ta có các cơng thức của luận hai đoạn.
Các bước chuyển từ luận hai đoạn đơn về luận ba đoạn đơn hoàn chỉnh
Muốn biết một luận hai đoạn đơn nào đó đúng đắn hay khơng, người ta phải chuyển luận hai đoạn đơn đó về luận ba đoạn đơn hồn chỉnh rồi đối chiếu với các quy tắc của luận ba đoạn đơn. Nếu luận ba đoạn đơn đã chuyển về đó tuân theo các quy tắc của luận ba đoạn đơn thì nó là luận ba đoạn đơn đúng đắn. Vì vậy, luận hai đoạn đơn xuất phát của nó cũng là luận hai đoạn đơn đúng đắn. Ngược lại nếu luận
ba đoạn đơn đã chuyển về đó vi phạm các quy tắc của luận ba đoạn đơn thì là luận ba đoạn đơn khơng đúng đắn. Vì vậy, luận hai đoạn đơn xuất phát của nó cũng là luận hai đoạn đơn không đúng đắn.
Muốn chuyển từ luận hai đoạn đơn về luận ba đoạn đơn hoàn chỉnh, chúng ta thực hiện các bước sau đây:
Bước 1: Xác định xem trong luận hai đoạn đơn đó đâu là tiền đề, đâu là kết luận. Tiền đề thường đứng sau “vì”, “bởi vì” hoặc đứng trước từ “do đó”, “cho nên”, “vì vậy”. Cịn kết luận lại đứng trước từ “vì”, “bởi vì” hoặc đứng sau từ “do đó”, “cho nên”, .vì vậy”.
Như vậy, ở luận hai đoạn đơn trên thì phán đốn “ơng thừa nhận ý thức có trước vật chất” là tiền đề. Do nó đứng sau từ “vì”. Cịn phán đốn “Hegel là nhà triết học duy tâm” là kết luận. Vì phán đốn này đứng trước từ “vì”.
Chú ý: trường hợp mà trong luận hai đoạn đơn khơng có các từ “vì”, “bởi vì”, “do đó”, “cho nên” “vì vậy” mà chỉ có các từ “và”, “mà”, “đương nhiên” thì đó là luận hai đoạn đơn chỉ có hai tiền đề, khơng có kết luận.
Bước 2: Xác định xem tiền đề hiện có là tiền đề lớn hay tiền đề nhỏ. Việc xác định này nhờ sự phân tích kết luận. Nếu tiền đề hiện có chứa chủ từ của kết luận, tức là chứa thuật ngữ nhỏ (S) thì tiền đề đó là tiền đề nhỏ. Cịn nếu tiền đề hiện có chứa vị từ của kết luận, tức là chứa thuật ngữ lớn (P) thì tiền đề đó là tiền đề lớn.
Ở luận hai đoạn trên, tiền đề có chứa chủ từ (ơng Hegel) của kết luận. Cho nên, tiền đề đó là tiền đề nhỏ.
Trong trường hợp chỉ có hai tiền đề nhỏ ở bước này ta phải xác định thuật ngữ giữa (M). Thuật ngữ giữa (M) là thuật ngữ có mặt ở cả hai tiền đề.
Bước 3: Xác định tiền đề thiếu và xây dựng tiền đề thiếu đó. Nếu tiền đề hiện có là tiền đề nhỏ thì tiền đề thiếu sẽ là tiền đề lớn. Việc xây dựng tiền đề lớn đó được thực hiện bằng cách kết hợp thuật ngữ giữa (M) với thuật ngữ lớn (P). Ngược lại, nếu tiền đề hiện có là tiền đề lớn thì tiền đề thiếu sẽ là tiền đề nhỏ. Việc xây dựng
tiền đề nhỏ đó được thực hiện bằng cách kết hợp giữa thuật ngữ nhỏ (S) với thuật ngữ giữa (M. Những sự kết hợp đó phải được thực hiện sao cho chúng tuân theo các quy tắc của luận ba đoạn mà chúng ta định chuyển về.
Ở luận hai đoạn trên, tiền đề hiện có là tiền đề nhỏ. Cho nên, tiền đề thiếu là tiền đêg lớn. Việc xây dựng tiền đề lớn này được thực hiện bằng cách kết hợp thuật ngữ giữa (M= thừa nhận ý thức có trước vật chất) với thuật ngữ lớn (P = nhà triết học duy tâm). Như vậy, ta được tiền đề lớn là phán đoán “thừa nhận ý thức có trước vật chất là nhà triết học duy tâm”.
Trong trương hợp chỉ có hai tiền đề thì phải xây dựng kết luận. Việc xây dựng kết luận bằng cách kết hợp hai thuật ngữ cịn lại ở hai tiền đề. Đó chính là thuật ngữ nhỏ (S) và thuật ngữ lớn (P).
Bước 4: Kết hợp các tiền đề và kết luận đề đưa luận ba đoạn đơn hoàn chỉnh rồi đối chiếu với các quy tắc của luận ba đoạn đơn.
Như vậy ta có luận ba đoạn sau:
Thừa nhận ý thức có trước vật chất là nhà triết học duy tâm Hegel thừa nhận ý thức có trước vật chất
Cho nên: Hegel là nhà triết học duy tâm
Luận ba đoạn đơn này tuận theo tất cả các quy tắc của luận ba đoạn đơn. Do đó, nó là luận ba doạn đơn đúng đắn. Vì vậy, luận hai đoạn đơn xuất phát của luận ba đoạn đơn này là luận hai đoạn đơn đúng đắn.