Cấu trúc hành động xã hội (Các yếu tố cấu thành hành động xã hội)

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học đại cương (Trang 40 - 41)

xã hội)

Như phần trên đã trình bày, định nghĩa của Weber về hành động xã hội cho thấy hành động xã hội là một tập hợp các yếu tố, có yếu tố trực tiếp quan sát được, có yếu tố không trực tiếp quan sát được. Cấu trúc hành động xã hội thường bao gồm:

- Nhu cầu, động cơ: Là yếu tố nằm bên trong chủ thể, không lộ ra

ngoài như hành vi nhưng con người nhận thức được yếu tố này, là khởi điểm của hành động xã hội, được Weber cho là động cơ thúc đẩy hành động. Động cơ là thành tố đầu tiên trong cấu trúc của hành động xã hội và là nguyên nhân của hành động xã hộị Nếu không có nhu cầu hay động cơ thì sẽ khơng có hành động; nhu cầu càng lớn, động cơ càng mạnh càng thôi thúc chủ thể xã hội hành động; động cơ thế nào hành động sẽ được lái theo hướng đó. Ví dụ, sinh viên đi học để có bằng cấp hay kiến thức? Nếu cần kiến thức họ sẽ học như thế nào, cịn nếu chỉ vì bằng cấp họ sẽ làm gì? Trong kinh tế thị trường nhu cầu sinh lợi thôi thúc doanh nhân hành động kinh doanh, nhu cầu lợi nhuận càng lớn càng thúc đẩy doanh nhân hành động mạnh, kể cả sự liều lĩnh.

- Chủ thể hành động: Được hiểu có thể là cá nhân, tổ chức, nhóm xã

hội, cộng đồng xã hội, toàn thể xã hộị Đây là chủ nhân của hành động xã hội, yếu tố trung tâm, quyết định hành động xã hộị Chẳng hạn trong đời sống kinh tế, để hoạt động sản xuất cần có đủ ba yếu tố cơ bản (đối tượng lao động, tư liệu lao động, sức lao động), song sức lao động (con người) luôn là yếu tố cơ bản nhất, quyết định nhất.

- Hồn cảnh (mơi trường) của hành động: Được hiểu là những điều

kiện về thời gian, không gian vật chất và tinh thần, bối cảnh xã hội của hành động. Môi trường tác động rất rõ đến hành động, khiến nhiều nhà xã hội học gọi đó là sự kiềm chế thực tế. Ví dụ, khi ta đi dự một bữa tiệc, mặc dù thức ăn đã được bày sẵn, đầy đủ và bản thân ta thì đói rồi, rất muốn ăn (có nhu cầu ăn) nhưng vì trong mâm cơm chưa đủ người nên ta phải tự kiềm chế, đợi mọi người đến đông đủ rồi cùng ăn. Trong lĩnh vực kinh tế có thể hiểu đây là mơi trường kinh doanh.

- Công cụ, phương tiện: Được hiểu như là những yếu tố vật chất hay

tinh thần mà chủ thể lựa chọn để thực hiện hành động của mình, là những yếu tố chủ thể hành động sử dụng để thực hiện hành động. Một nhạc sỹ cần có nhạc cụ, một người lao động nói chung cần có cơng cụ và phương tiện lao động. Công cụ, phương tiện dù bị chi phối, quyết định bởi chủ thể hành động song có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đến kết quả hành động, nhất là trong điều kiện bùng nổ khoa học công nghệ ngày nay và theo quan điểm "kỹ trị".

- Mục đích đạt được: Là kết quả đạt được sau hành động, thỏa mãn

nhu cầu của hành động xã hộị Nhu cầu là "cái" đầu tiên, khởi nguồn cho hành động cịn mục đích là "cái" sau cùng, kết quả của hành động. Mục đích thường gắn với nhu cầu nhưng khơng phải hồn tồn thống nhất với nhu cầụ

Tóm lại, hành động xã hội bao gồm nhiều thành tố, giữa các thành tố trong cấu trúc hành động xã hội có mối liên quan hữu cơ với nhaụ

Có thể biểu diễn mối quan hệ nói trên theo mơ hình sau1:

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học đại cương (Trang 40 - 41)