Những đặc trưng của xã hội học quản lý

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học đại cương (Trang 154 - 156)

IV. XÃ HỘI HỌC QUẢN LÝ 1 Khái niệm xã hội học quản lý

2. Những đặc trưng của xã hội học quản lý

ạ Yếu tố tự phát và quản lý có mục đích

- Yếu tố tự phát

Những tác động có tính quản lý hay trật tự hố đối với một hệ thống xã hội bất kỳ là kết quả có tính trung bình của những tương tác đa chiều

đan xen lẫn nhau giữa các yếu tố. Các yếu tố này nhiều khi chúng mâu thuẫn, xung đột lẫn nhau, tồn tại hàng loạt các tác động riêng lẻ ngẫu nhiên, chúng tác động lẫn nhau một cách tự động, tự phát. Trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào của xã hội chúng ta cũng có thể quan sát và phân tích được những yếu tố tự phát, khơng có kế hoạch hay nói cách khác nó nằm ngồi dự kiến của nhà quản lý. Nguyên nhân cơ bản của tính tự phát do trong xã hội, cá nhân hay các nhóm ln hành động với động cơ, cách thức, phương tiện riêng của mình, họ có động cơ theo đuổi những nhu cầu nhiều lúc đối lập nhaụ

Tuy vậy, từ tính tự phát trong tương tác đa chiều giữa các yếu tố trong quản lý vẫn có thể tạo ra một quy luật chung chi phối sự phát triển xã hội khơng cần có sự can thiệp của con ngườị Ví dụ, trong nền kinh tế thị trường những người sản xuất kinh doanh sản xuất và trao đổi hàng hóa một cách tự phát, hậu quả là có người trở nên giàu có cịn người khác bị phá sản. Q trình đó diễn ra một cách thường xuyên và nhờ tác động của quy luật cạnh tranh nó đào thải yếu tố hạn chế, yếu kém; ngược lại bình tuyển, tơi luyện yếu tố tích cực, tiến bộ, nhờ vậy tạo nên động lực tiến bộ xã hộị

- Các yếu tố quản lý có ý thức

Gắn với lợi ích cụ thể từ phía chủ thể quản lý đến chủ thể xã hội có xu hướng tham gia vào quản lý xã hộị Quản lý xã hội là khoa học, nghệ thuật về việc vận dụng các quy luật khách quan để điều hành xã hộị Trên thực tế, nếu quản lý có ý thức mà phù hợp với quy luật khách quan nó sẽ phát huy tác dụng. Thậm chí, chủ thể quản lý có thể tác động thơng qua quy luật nhằm phục vụ cho mục đích của mình. Vấn đề đặt ra là quản lý có ý thức đại diện cho lợi ích của giai cấp, tầng lớp nào, nhằm duy trì cho một chế độ xã hội nàọ

Mối quan hệ giữa cơ chế quản lý có ý thức và quản lý tự phát (hoặc vô thức): Hoạt động quản lý địi hỏi người quản lý ln chủ động, có ý thức, nắm bắt được đối tượng, nội dung, điều kiện, môi trường thực hiện quản lý. Vậy nhưng không phải khi nào ý chí của chúng ta cũng phù hợp với những quy luật tự nhiên, khách quan của các q trình tương tác xã hội, do đó trong quản lý xã hội thường có cả tính tự giác và tự phát.

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học đại cương (Trang 154 - 156)