Lối sống nông thôn

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học đại cương (Trang 147 - 150)

IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI XÃ HỘI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM HIỆN NAY

d. Lối sống nông thôn

- Các yếu tố tác động đến lối sống nông thôn

Về lao động nghề nông: Hầu hết người dân nông thôn đều cần cù, chăm chỉ, chịu khó trong lao động, thể hiện sự thích nghi cao với các điều kiện lao động và sinh hoạt. Nghề nơng vốn vất vả, mang tính thủ cơng, phương tiện lao động thô sơ và phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Đặc thù của sản xuất nông nghiệp là phải chống chọi với thiên tai nên đòi hỏi sự hợp tác rộng lớn hơn ngồi phạm vi gia đình, dịng họ vì thế lối ứng xử vẫn coi trọng tính tập thể lên trên cá nhân.

Về điều kiện cư trú: Điều kiện cư trú ảnh hưởng đến mật độ dân số, lối sống và cách sinh hoạt. Chẳng hạn, đồng bằng khác miền núi, đồng bằng nhưng lại gần đô thị khác với đồng bằng cách xa đô thị...

Về việc sử dụng thời gian nhàn rỗi: Do có thời gian nhàn rỗi (thời gian chờ thu hoạch) nên người dân nông thôn lại dành cho hội hè, vui chơị Hiện nay, thời gian này cũng khiến cho bộ phận khơng nhỏ ra thành phố tìm việc làm nhằm gia tăng thêm thu nhập nhưng cũng vì thế lối sống của người dân bị ảnh hưởng bởi khu vực đô thị.

- Đặc trưng của lối sống nơng thơn

Mang tính cộng đồng xã hội rất cao (lá lành đùm lá rách, hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau, bán anh em xa mua láng giềng gần...); phong cách giao tiếp, ứng xử mang tính chân tình, cởi mở, chan hịa; lối sống được hình thành trên cơ sở những điều kiện sinh hoạt vật chất nhất định, phương thức sản xuất như thế nào thì phương thức sống thể hiện như thế.

IIỊ XÃ HỘI HỌC ĐÔ THỊ 1. Khái niệm xã hội học đô thị 1. Khái niệm xã hội học đơ thị

Dưới khía cạnh xã hội học, đơ thị và nông thôn là hai khái niệm về mặt nội dung có hàng loạt đặc điểm có tính đối lập nhaụ Các nhà xã hội học đã đưa ra rất nhiều cơ sở khác nhau để phân biệt đô thị và nông thôn. Sự phân chia đó có thể dựa trên cơ sở các lĩnh vực hoạt động sống của xã hội (công nghiệp, nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải, dịch vụ...) hoặc dựa trên các thiết chế chủ yếu của xã hội (kinh tế, văn hóa, giáo dục, chính trị, gia đình...) hoặc theo các nhóm, các giai cấp, tầng lớp xã hội, hay theo bình diện lãnh thổ.

Cũng có một số nhà lý luận xã hội học lại cho rằng, để phân biệt giữa đô thị và nông thôn theo sự khác biệt giữa chúng về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường như sự khác biệt về lao động, nghề nghiệp, mức độ và cách thu nhập về dịch vụ... sự khác biệt trong lối sống, giao tiếp, văn hóa, gia đình, mật độ dân số, nhà ở... sự khác biệt về môi trường tự nhiên, mức độ ô nhiễm,...

Xét từ góc độ xã hội học, cả đô thị và nông thôn đều được coi là những hệ thống xã hội, những cộng đồng xã hội có những đặc trưng riêng biệt như những xã hội nhỏ và trong đó có đầy đủ các yếu tố, các vấn đề xã hội và các thiết chế xã hộị Về đại thể, để xác định đô thị và nông thôn, cách phổ biến là coi đô thị và nông thôn như các hệ thống xã hội được phân biệt theo ba đặc trưng cơ bản:

Về các nhóm giai cấp, tầng lớp xã hội thì ở đơ thị đặc trưng chủ yếu là giai cấp cơng nhân, ngồi ra cịn có các tầng lớp giai cấp khác như tư sản, thợ thủ cơng, viên chức, trí thức... Cịn đối với nơng thơn thì đặc trưng chủ yếu ở đây là nơng dân, ngồi ra ở từng xã hội cịn có các giai cấp, tầng lớp như địa chủ, phú nơng, nhóm thợ thủ cơng nghiệp, buôn bán nhỏ, doanh nhân...

Về lĩnh vực sản xuất chủ yếu ở đơ thị có đặc trưng là sản xuất cơng nghiệp; ngồi ra, cịn có các lĩnh vực khác như các loại hình dịch vụ, thương nghiệp... Cịn đối với nơng thơn thì đặc trưng rõ nét nhất là sản xuất nơng nghiệp, ngồi ra, còn phải kể đến cấu trúc phi nông nghiệp

bao gồm: dịch vụ, bn bán, tiểu thủ cơng nghiệp mà có vai trị rất lớn đối với lĩnh vực sản xuất nơng nghiệp.

Về lối sống, văn hóa của từng loại cộng đồng, thì đối với nơng thơn thường rất đặc trưng với lối sống văn hóa của cộng đồng làng xã mà được phân biệt rất rõ ràng với lối sống thị dân đặc trưng cho khu vực đơ thị. Đặc trưng này có rất nhiều khía cạnh để chỉ ra sự khác biệt giữa đô thị và nông thôn: từ hệ thống dịch vụ, sự giao tiếp, đời sống tinh thần, phong tục, tập quán, hệ giá trị, chuẩn mực cho hành vị.. đến cách sống, phương tiện sống, quan niệm về con cái, gia đình... Đặc trưng này đã tạo ra bản sắc riêng, diện mạo riêng cho hai hệ thống xã hội đô thị và nông thôn là đặc trưng cơ bản nhất về mặt xã hội học khi phân tích sự khác biệt giữa đô thị và nông thôn.

Từ sự phân biệt trên có thể khái quát: đơ thị là một hình thức tồn tại

của xã hội lồi người trong phạm vi khơng gian - xã hội mang tính cụ thể về mặt lịch sử, là hình thức tổ chức cư trú của con ngườị

Đô thị được thể hiện qua các yếu tố: Số lượng dân cư tập trung trên một phạm vi lãnh thổ hạn chế (mật độ dân số cao); đại bộ phận dân cư làm các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp; là môi trường sống trực tiếp, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển xã hội và cá nhân; giữ vai trò chủ đạo đối với các vùng nơng thơn xung quanh và với tồn xã hội nói chung.

Đơ thị là khách thể nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau, trong đó có xã hội học đơ thị. Xã hội học đơ thị chủ yếu quan tâm nghiên cứu các khía cạnh xã hội của đơ thị như lịch sử, các quy luật hình thành và phát triển của đơ thị, cộng đồng dân cư với các đặc điểm kinh tế - xã hội của nó; sự thích ứng hay hịa nhập của cộng đồng xã hội đô thị với môi trường vật chất; thực trạng, bản chất của các hiện tượng xã hội, các q trình xã hội diễn ra ở đơ thị. Điều đó nói lên tính chất đặc thù của các hoạt động nghiên cứu xã hội học đô thị so với các ngành khoa học khác. Từ những phân tích trên ta có khái niệm xã hội học đơ thị: Xã hội học đô

thị là một ngành khoa học xã hội học chuyên biệt xét theo cơ cấu xã hội - lãnh thổ, nghiên cứu lịch sử hình thành, các quy luật hoạt động và phát triển của xã hội đô thị với tư cách là một chỉnh thể, bản chất và các biểu

hiện của các sự kiện, hiện tượng xã hội và các quá trình xã hội diễn ra trong đời sống xã hội đô thị.

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học đại cương (Trang 147 - 150)