Phân đoạn xã hội hóa của nhà xã hội học người Nga, G Andreeva

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học đại cương (Trang 106 - 109)

IV. THIẾT CHẾ XÃ HỘ

c. Phân đoạn xã hội hóa của nhà xã hội học người Nga, G Andreeva

G. Andreeva

Với mục đích nghiên cứu về các hoạt động của con người trong xã hội, Andreeva đã phân chia q trình xã hội hóa thành 3 giai đoạn là:

- Giai đoạn trước lao động: Bao gồm toàn bộ thời kỳ từ lúc con người được sinh ra cho đến khi họ bắt tay vào lao động. Giai đoạn này được chia thành hai giai đoạn nhỏ.

Giai đoạn trẻ thơ: Là giai đoạn đứa trẻ tiếp thu một cách thụ động,

máy móc các hành vi và là giai đoạn vui chơi ở nhà hoặc ở những nơi nó được đưa đến. Giai đoạn này từ lúc trẻ sinh ra đến lúc đi học.

Giai đoạn học hành: Là giai đoạn đứa trẻ tiếp nhận tri thức và kỹ

năng lao động. Vì vậy, giai đoạn này đứa trẻ đã có sự tiếp nhận các hành vi một cách có mục đích, có ý thức. Đứa trẻ càng lớn lên thì hành vi tiếp nhận càng có tính chọn lọc để tự hình thành cho mình năng lực hành vi riêng.

- Giai đoạn lao động: Đánh dấu bằng việc từ khi cá nhân bắt đầu tham gia lao động và kết thúc khi khơng cịn tham gia lao động nữa (về hưu). Trong giai đoạn này, cá nhân vừa tiếp thu kinh nghiệm xã hội, vừa tích lũy kinh nghiệm, vừa bộc lộ năng lực hành vi trong các hoạt động hàng ngàỵ Giai đoạn này được đánh giá là vơ cùng quan trọng trong q trình xã hội hóa bởi con người tiếp thu, củng cố, phát triển các tri thức, kinh nghiệm xã hội để nâng cao năng lực hành vi cá nhân. Hơn nữa lao động giúp con người hiểu rõ được cái tôi và cái chúng ta để sống hòa đồng vào cộng đồng xã hộị Lao động giúp thể hiện vai trò của cá nhân trong xã hội, thể hiện năng lực hành vi cá nhân có ích cho xã hội và tham gia đóng góp, xây dựng xã hội phát triển.

- Giai đoạn sau lao động: Đó là khi cá nhân kết thúc q trình lao động của mình, về nghỉ hưụ Tuy nhiên, hiện nay đang có hai quan điểm trái ngược nhau về giai đoạn sau lao động của G. Andreevạ Có quan niệm cho rằng, khái niệm xã hội hóa hồn tồn khơng có ở giai đoạn này vì chức năng xã hội của nó bị thu hẹp lạị Tức là khơng có chuyện người già tiếp thu kinh nghiệm xã hội, hay thậm chí sản xuất ra nó. Quan niệm thứ hai cho rằng cần phải nhìn nhận một cách tích cực đối với q trình xã hội hóa ở giai đoạn này bởi vì xã hội hiện đại ngày nay đã kéo dài tuổi thọ của con người và đồng thời cũng tạo ra các điều kiện phát huy tính tích cực xã hội của người già. Nhiều người già đóng vai trị quan trọng trong việc tái tạo các kinh nghiệm xã hội, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi mà khoa học kỹ thuật thay đổi nhanh chóng, thơng tin được phổ biến rộng rãi có tính chất quốc tế, đòi hỏi xã hội phải tái tạo các kinh nghiệm và truyền lại những kinh nghiệm, những giá trị cho thế hệ trẻ.

IIỊ MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI HĨA

Mơi trường xã hội hóa là nơi các cá nhân thực hiện các tương tác xã hội của mình nhằm mục đích thu nhận, tái tạo kinh nghiệm và những giá trị chuẩn mực trong xã hộị Con người được đánh giá là động vật bậc cao, phát triển hoàn thiện hơn các sinh vật khác nhưng con người không thể trở thành một nhân cách hồn thiện nếu khơng được đặt trong môi trường xã hộị Bởi mơi trường xã hội chính là nơi con người học hỏi, tích lũy những giá trị kinh nghiệm sống xã hộị Mơi trường xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành con người xã hội hoàn chỉnh về nhân cách, năng lực và trí tuệ. Người ta thường ví, mơi trường xã hội như là "vườn ươm nhân cách". Các nhà xã hội học đều nhất trí cho rằng mơi trường xã hội hóa gồm các loại chủ yếu sau:

1. Gia đình

Gia đình là mơi trường xã hội hóa đầu tiên và quan trọng bậc nhất. Khi mới sinh ra, con người hoàn toàn phụ thuộc vào người khác trong việc đáp ứng các nhu cầu của mình. Gia đình dạy cho trẻ những kinh nghiệm xã hội, các giá trị, tiêu chuẩn văn hóa và dần dần trẻ em kết hợp được nó vào ý thức của cá nhân. Thơng qua q trình đó, gia đình khơng

chỉ đưa trẻ em đến với thế giới mà còn đặt chúng vào trong xã hộị Qua đó, con người dần hình thành cái tơi cá nhân, hồn thiện và phát triển nó cho đến hết cuộc đờị Gia đình là mơi trường đầu tiên truyền thụ trực tiếp cho trẻ những đặc điểm xã hội nổi bật như truyền thống, tôn giáo, đạo đức,... Trước khi đứa trẻ đủ lớn khôn để thực sự hiểu được vấn đề thì nó đã có thể nắm bắt được vị trí của mình trong cấu trúc xã hội do gia đình xác lập. Khi trưởng thành, cá nhân có thể thay đổi vị trí của mình trong cấu trúc đó thơng qua sự học hỏi, tiếp thu và tái tạo những giá trị xã hộị Mặt khác, gia đình cũng là nơi đầu tiên truyền cho những thành viên mới sinh ra của xã hội những ý niệm về giống phái, giới tính… Mơi trường gia đình truyền lại những giá trị cuộc sống cho đứa trẻ. Những yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội, những giá trị xã hội thừa nhận… dần dần đứa trẻ được tiếp nhận thơng qua mơi trường xã hội hóa là gia đình.

Ví dụ, trong gia đình, trong hầu hết các nền văn hóa, trẻ nhỏ được dạy rằng con trai cần phải mạnh mẽ, dũng cảm và con gái cần phải dịu dàng. Q trình xã hội hóa trong gia đình được xem xét ở ba khía cạnh.

- Thiết chế gia đình: Là những quy định trong hành vi và lối sống, nhằm tạo ra sự thống nhất các hành động trong gia đình.

- Giáo dục gia đình: Là sự truyền lại những cái đúng, cái sai và tri thức cho mỗi cá nhân nhằm tạo ra những tri thức cao và hành vi đúng cho mỗi cá nhân.

- Hành vi của mỗi người lớn trong gia đình thể hiện nhân cách của họ. Những hành vi này sẽ truyền lại cho các thế hệ sau bằng các con đường bắt chước và lây lan. Chính vì vậy, những người lớn trong gia đình phải là các tấm gương mẫu mực trong hành vi để con trẻ noi theọ

Những giá trị gia đình truyền thụ cho trẻ em đều có chủ ý, theo lối mơ phạm đơn thuần. Chính trong mơi trường gia đình, trẻ em sẽ học được từ người lớn những hành động trong cuộc sống hàng ngày mà đôi khi bản thân người lớn khơng có chủ đích dạy bảọ Bởi vậy, người lớn trong gia đình sẽ trở thành tấm gương soi và phản chiếu vào đứa trẻ trong mỗi hành động, cử chỉ, suy nghĩ và lối sống. Qua đó, đứa trẻ dần nhận thức về bản thân mình sâu sắc hơn. Nó biết những giá trị sức mạnh của bản thân là mạnh mẽ, thông minh hay những yếu điểm tối dạ, nhút nhát...

Thậm chí, qua mơi trường giáo dục gia đình, đứa trẻ biết mình được yêu thương hay bị ghét bỏ... Thế giới bên ngồi có những gì hấp dẫn, tươi vui và có những rủi ro, nguy hiểm gì thì mơi trường gia đình là nơi chỉ ra cho đứa trẻ đầu tiên.

Quá trình truyền thụ của gia đình cho mỗi cá nhân thông qua rất nhiều yếu tố như thiết chế gia đình, giáo dục gia đình, hành vi của người lớn, truyền thống gia đình, lối sống gia đình... tạo ra mơi trường tiểu văn hóạ Mơi trường gia đình được xây dựng trên nền tảng của văn hóa chung của xã hội nhưng lại mang những đặc thù riêng của từng gia đình. Các cá nhân sẽ tiếp nhận các đặc điểm của tiểu văn hóa như những kinh nghiệm sống, các giá trị, các quy tắc ứng xử từ các thành viên trong gia đình để hoàn thiện và phát triển nhân cách bản thân.

Đến giai đoạn trưởng thành xây dựng gia đình, những tiểu văn hóa mới lại được tiếp tục hình thành với những đặc trưng riêng của nó, đó là sự pha trộn giữa văn hóa chung của xã hội, tiểu văn hóa gia đình cũ và của chủ nhân gia đình mới (người kết nối và tạo dựng văn hóa mới). Quy trình này là quá trình liên tục từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học đại cương (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)