IV. THIẾT CHẾ XÃ HỘ
4. Thông tin đại chúng và dư luận xã hộ
Thông tin đại chúng là những nguồn tư liệu chứa đựng các thơng tin (chữ viết, âm thanh, hình ảnh...) của xã hội truyền đến cá nhân thông qua các phương tiện sách vở, báo chí, truyền thanh, truyền hình, internet... Trong thời đại bùng nổ thông tin, khoa học và công nghệ tác động đến mọi mặt của đời sống xã hộị Nhiều trẻ em tiếp xúc với thơng tin, truyền hình trước khi được đi học. Phương tiện truyền thông đại chúng cung cấp cho các thành viên xã hội những thơng tin đa dạng và có tác động lớn đến hành vi của họ. Truyền thông mang lại cho con người những kinh nghiệm xã hội, những mẫu văn hóa mang tính tiêu chuẩn dưới cách nhìn phổ biến. Tuy nhiên, truyền thơng cũng có những mặt trái của nó. Bên cạnh việc giáo dục nhân cách, chia sẻ thông tin tri thức… truyền thông cũng đem lại những hậu quả không mong muốn của con ngườị
Chẳng hạn, khi đưa thông tin về một vụ án tội phạm trẻ vị thành niên trên truyền hình, internet... nó sẽ trở thành bài học cảnh tỉnh cho các bậc phụ huynh quan tâm, dạy bảo con em mình. Tuy nhiên, ngược lại đối với trẻ vị
thành niên thiếu nhận thức và hiểu biết xã hội, không được quan tâm giáo dục, nó có thể học làm theo để gây án.
Rõ ràng, các thành viên của xã hội đều chịu ảnh hưởng ở mức độ khác nhau do những gì mà các phương tiện truyền thơng đem lạị Trong lĩnh vực xã hội hóa, thơng tin đại chúng có tính hai mặt. Một mặt, nó tăng cường ý nghĩa của các giá trị, các chuẩn mực văn hóa cũng như các tri thức khoa học đa dạng và bổ ích thơng qua các chương trình giáo dục, qua các nội dung được truyền đị Truyền thơng phổ biến văn hóa, giúp các thành viên trong một xã hội gắn kết với nhaụ Mặt khác, các phương tiện này có thể làm méo mó, lệch lạc việc tiếp nhận các giá trị thông tin qua các chương trình khơng lành mạnh do tính thương mại hóa hoặc thiếu thận trọng của nhà lập chương trình truyền tin, dẫn tới trẻ em lầm tưởng những gì in ấn, truyền tải qua tivi, phim ảnh... đều là những thứ được xã hội thừa nhận. Điều này cản trở với quá trình giáo dục từ gia đình và nhà trường, cản trở việc xã hội hóa tích cực đối với cá nhân. Chính vì vậy, sự kiểm duyệt có định hướng thơng tin đại chúng để loại bỏ những lệch lạc trong nhận thức xã hội là việc làm cần kíp, cấp bách hiện naỵ
Dư luận xã hội cũng ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách con ngườị Dư luận xã hội có thể bổ sung, củng cố nhân cách nhưng cũng có thể hủy hoại nhân cách. Mọi người có thể sử dụng dư luận xã hội để "đánh bóng", làm tăng uy tín cho bản thân hay cổ vũ cho những người mà họ muốn. Ngược lại, người ta cũng có thể dùng dư luận xã hội bôi xấu, hạ thấp uy tín của người khác... Đặc biệt, với những người có ảnh hưởng lớn trong cộng đồng (người của cơng chúng) tác động của dư luận xã hội đến nhân cách của họ hay thông qua họ càng mạnh hơn.
NỘI DUNG ƠN TẬP
1. Xã hội hóa và một số quan niệm về xã hội hóạ 2. Cơ chế và vai trị của xã hội hóạ
3. Mơi trường xã hội hóạ 4. Các giai đoạn của xã hội hóạ
Chương 5