Quan hệ xã hội và quan hệ "tình cảm thuần túy"

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học đại cương (Trang 63 - 65)

Quan hệ "tình cảm thuần túy" là một dạng quan hệ giữa con người với con người và xã hộị Quan hệ này bắt nguồn từ tình cảm của con người và bị chi phối bởi những giá trị xã hội chuẩn mực tương đối ổn định như quan hệ trong gia đình, họ hàng, tình cảm của những người khác giới, thái độ đối với người khác... Các nhà xã hội học còn phân biệt quan hệ "tình cảm thuần túy" (quan hệ sơ cấp) với quan hệ xã hội (quan hệ thứ cấp) và dùng khái niệm quan hệ "tình cảm thuần túy" để đối lập với quan hệ xã hộị

Tuy vậy, thực chất quan hệ "tình cảm thuần túy" cũng là một loại quan hệ xã hội, vì nó cũng phải dựa trên sự tương tác ổn định, lâu dài của các chủ thể hành động. Ví dụ, người con trai với người con gái khi đến tuổi trưởng thành gặp nhau, có cảm tình với nhau và yêu thương nhaụ Họ kết hơn với nhau thành vợ chồng. Sau đó họ sinh ra những đứa con và cùng nhau ni dạy, chăm sóc, thương u con cái hình thành một gia đình. Trong gia đình đó ln có tình u của vợ chồng với nhau, tình u thương của bố mẹ với con cái, tình cảm anh em ruột thịt... Quan hệ này rõ ràng không phải ngày một, ngày hai mà có, nó diễn ra trong thời gian dài, ổn định.

Nhưng bên cạnh điểm chung cùng dựa trên sự tương tác lâu dài, ổn định... quan hệ "tình cảm thuần túy" và quan hệ xã hội có sự khác nhau trong cơ chế tương tác hình thành nên chúng. Những tương tác hướng đến đặc điểm sinh học, tâm lý có sẵn (giới tính, vẻ bề ngồi, quan hệ huyết thống, sở thích...) của họ và người khác sẽ tạo ra quan hệ "tình cảm thuần túy". Trong khi những tương tác hướng đến đặc điểm xã hội cần đạt được (nghề nghiệp, học vấn, tôn giáo, địa vị, quyền lực...) của chủ thể thì tạo ra các quan hệ xã hội (tức mang ít tình cảm hơn).

Như vậy, quan hệ "tình cảm thuần túy" là quan hệ xã hội nhưng mang ít tính xã hội hơn, vì tính xã hội của quan hệ xã hội được xác định bởi những giá trị, chuẩn mực (pháp luật, quy định, quy chế...) của cộng đồng. Quan hệ "tình cảm thuần túy" chủ yếu chịu sự chi phối của giá trị, chuẩn mực khơng chính thức như tục lệ, quy định bất thành văn.

Quan hệ "tình cảm thuần túy" và quan hệ xã hội cũng có thể là tiền đề chuyển hóa lẫn nhau, từ quan hệ "tình cảm thuần túy" phát triển thành quan hệ xã hội và ngược lại từ quan hệ xã hội chuyển hóa thành quan hệ "tình cảm thuần túy". Ví dụ, anh D và H lúc đầu chỉ là bạn bè (quan hệ tình cảm thuần túy), khi có điều kiện đã trở thành đối tác kinh doanh lâu dài của nhau (quan hệ xã hội). Hoặc ngược lại, chị X và P vốn có quan hệ kinh doanh bền chặt từ lâu (quan hệ xã hội), sau đó họ đã kết nghĩa chị em - cùng có trách nhiệm với bố mẹ, gia đình hai bên (quan hệ tình cảm thuần túy).

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học đại cương (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)