xã hộị Cơ cấu xã hội cũng bao gồm cả các thiết chế gia đình, dịng họ, tơn giáo, kinh tế, chính trị, văn hóa, hệ thống chuẩn mực giá trị, cũng như hệ thống các vị trí, vai trị xã hộị..
Xã hội là một tổ chức phức tạp, đa dạng của các mối liên hệ cá nhân, tổ chức xã hội và xã hộị Cơ cấu xã hội có mối quan hệ chặt chẽ, hữu cơ với các quan hệ xã hộị Cơ cấu xã hội là nội dung có tính chất bản thể luận của các quan hệ xã hội, là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của các quan hệ xã hộị Nó là tổng hồ những mối quan hệ tương đối ổn định giữa các yếu tố cấu thành hệ thống xã hộị
Mặc dù chưa có sự đồng nhất hồn tồn trong quan điểm về cơ cấu xã hội, tuy nhiên trong các quan điểm của cơ cấu xã hội nêu trên đều đề cập đến "hình thức tổ chức bên trong", "các mối quan hệ ổn định", "có trật tự". Từ đó có thể rút ra cách hiểu chung nhất về cơ cấu xã hội như sau: Cơ cấu xã hội là tổng thể các thành phần cấu thành xã hội và phản
ánh mối liên hệ giữa các thành phần đó. Thành tố cơ bản nhất của cơ cấu
xã hội là nhóm với vai trị, vị thế của nó và thiết chế xã hộị
Định nghĩa trên chỉ ra các đặc trưng cơ bản của cơ cấu xã hội như sau:
- Cơ cấu xã hội được hình thành từ nhiều bộ phận, đơn vị xã hộị Đơn vị xã hội đầu tiên - đơn vị xã hội cơ bản đó là con người; gia đình - tế bào của xã hội; đến cấu trúc nhóm. Nghiên cứu cơ cấu xã hội sẽ chỉ ra được những bộ phận cấu thành của hệ thống xã hội cũng như vai trị và vị trí của từng bộ phận trong hệ thống xã hội đó. Mỗi xã hội dù đơn giản đến phức tạp cũng đều được cấu thành từ những bộ phận, những nhân tố nhất định để tạo nên một bộ khung cho xã hội đó. Trong đó có những bộ phận, những nhân tố có vị trí quan trọng đối với cơ cấu xã hội; nhưng cũng có những bộ phận có vị trí ít quan trọng hơn.
- Cơ cấu xã hội còn là mối liên kết giữa các bộ phận cấu thành. Nghiên cứu cơ cấu xã hội còn đề cập đến mối liên hệ giữa các bộ phận cấu thành trong hệ thống xã hộị Xem xét cơ cấu xã hội không phải chỉ đơn giản là liệt kê những bộ phận cấu thành của nó mà cần chỉ ra kết cấu của bộ khung do những bộ phận đó tạo thành như thế nàọ
Cơ cấu xã hội của một xã hội không giống nhau giữa các thời kỳ lịch sử với những điều kiện và hoàn cảnh khác nhaụ Và cơ cấu xã hội của một xã hội này cũng không giống với cơ cấu xã hội của một xã hội khác trong cùng thời kỳ lịch sử. Nó phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội của từng xã hội trong từng giai đoạn, phụ thuộc vào yếu tố địa lý, tơn giáo, văn hóạ.. Với những xã hội có trình độ phát triển kinh tế xã hội thấp, cơ cấu xã hội đơn giản hơn nhiều so với những xã hội có trình độ phát triển kinh tế xã hội caọ
Mức độ phức tạp hay đơn giản trong cơ cấu xã hội do tính chất của các nhân tố cấu thành cũng như mối liên hệ, cấu trúc của các nhân tố đó quy định. Trong xã hội phát triển về kinh tế, văn hóa - xã hội, tính chất của mỗi nhân tố cấu thành và cấu trúc của những nhân tố đó cũng phức tạp hơn rất nhiềụ
Cơ cấu xã hội luôn ln vận động và có sự thay đổi theo sự phát triển của nhân loạị Nguyên nhân là các nhân tố cấu thành nên cơ cấu xã hội không ngừng vận động và biến đổi về quy mơ, tính chất, vị trí, vai trị, thậm chí có những nhân tố cũ sẽ bị mất đi, có những nhân tố mới hình thành qua thời gian.