Khái niệm xã hội hóa

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học đại cương (Trang 97)

IV. THIẾT CHẾ XÃ HỘ

2. Khái niệm xã hội hóa

Hiện nay, khái niệm xã hội hóa được hiểu với nhiều nội dung khác nhaụ

Xã hội hóa dùng để chỉ sự tăng cường chú ý, quan tâm của xã hội về vật chất và tinh thần đến những vấn đề, sự kiện cụ thể nào đó của xã hội mà trước đây chỉ có một bộ phận của xã hội có trách nhiệm quan tâm. Những vấn đề cụ thể đó có ý nghĩa đối với xã hội nên từ chỗ chỉ một nhóm hay một bộ phận của xã hội quan tâm sau đó là tồn xã hội quan tâm. Thơng thường đây là những hoạt động có tính phổ qt rộng, rất nhiều người có nhu cầu, có điều kiện để nhân rộng và nhiều người đều có thể tham gia thực hiện được. Xã hội hóa dưới góc độ này chính là sự kết hợp mang tính chất tự nguyện có ý thức chủ quan của nhiều cá nhân hay nhóm xã hộị Chẳng hạn chúng ta thường nói: xã hội hóa giáo dục, xã hội hóa y tế, xã hội hóa thể thao, xã hội hóa các cơng tác xã hộị..

Theo một nghĩa khác, xã hội hóa chỉ sự liên kết của nhiều hành động, hoạt động cá biệt, riêng biệt thành hành động xã hội chung. Đây là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê Nin được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu sản xuất xã hội và lý giải cho sự biến đổi của các phương thức sản xuất xã hội khác nhaụ Về đại thể xã hội hóa là sự liên kết của những hành động, hoạt động riêng biệt thành q trình mang tính xã hộị Sự liên kết này mang tính khách quan, tự nhiên tạo nên sự tùy thuộc lẫn nhau của các cá nhân khi tham gia hành động hay tương tác xã hộị Ví dụ, những người cùng làm việc trong một dây chuyền sản xuất bị trói chặt vào nhau thành một "con người tập thể" theo cách diễn đạt của Marx.

Một cách hiểu khác, xã hội hóa là việc phổ cập, nhân rộng các giá trị vật chất và tinh thần từ một cá nhân hay một nhóm ra xã hộị Ví dụ,

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học đại cương (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)