Các giai đoạn của q trình xã hội hóa

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học đại cương (Trang 104 - 105)

IV. THIẾT CHẾ XÃ HỘ

2. Các giai đoạn của q trình xã hội hóa

Phân chia giai đoạn của q trình xã hội hóa có rất nhiều cách khác nhau dựa trên nhiều căn cứ khác nhaụ Hiện nay, phân đoạn xã hội hóa chưa có sự thống nhất quan điểm với nhau, vì vậy tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu mà ta có các cách phân đoạn nhất định, sau đây là phân đoạn của một số nhà xã hội học tiêu biểụ

ạ Phân đoạn q trình xã hội hóa của các nhà triết học cổ phương Đông

Các nhà triết học cổ phương Đông dựa vào năng lực hành vi xã hội chia q trình xã hội hóa ra thành 3 giai đoạn.

- Giai đoạn vị thành niên: Là giai đoạn phân cách của đứa trẻ đang hình thành, bắt đầu từ lúc sinh ra và đến dưới 18 tuổị Cá nhân tiếp thu tri thức, kinh nghiệm xã hội để tạo ra nhân cách riêng cho mình. Giai đoạn này đứa trẻ chưa tự lập và chưa nhận thức được hết những gì diễn ra trong cuộc sống, vì vậy, nó chưa chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình. Chính vì vậy q trình dạy bảo đứa trẻ trong giai đoạn này rất quan trọng bởi nó là bước đầu tiên trong hình thành nhân cách của một con người và ảnh hưởng lâu dài đến sự hình thành nhân cách của họ. Lúc này, vai trị của nhà trường và gia đình là rất quan trọng trong việc định hình nhân cách cho đứa trẻ.

- Giai đoạn thành niên: Từ 18 tuổi đến dưới 30 tuổị Trong giai đoạn này, nhân cách của đứa trẻ tiếp tục được củng cố và phát triển. Cá nhân tiếp tục học tập để tiếp thu tri thức và kinh nghiệm nâng cao sự hiểu biết

và năng lực hành vi cá nhân. Lúc này, cá nhân đã phải tự chịu trách nhiệm đối với hành vi xã hội của mình.

- Giai đoạn tự lập trong cuộc sống: Bắt đầu từ 30 tuổi đến lúc qua đờị Trong giai đoạn này con người có thể tự lập hồn toàn trong suy nghĩ và hành động. Cá nhân bộc lộ tính độc lập, tự chủ, sáng tạo cao và khả năng cống hiến nhiều cho xã hộị Trong giai đoạn này nhân cách của con người vẫn được củng cố và phát triển. Những hành vi của cá nhân đã hoàn thiện và thể hiện sự phát triển sâu trong nhận thức.

Phân đoạn q trình xã hội hóa theo quan niệm này giúp cho ta thấy rõ trách nhiệm và vai trò xã hội đối với cá nhân trong suốt cuộc đời của họ. Trong nghiên cứu các vấn đề xã hội, đặc biệt là luật pháp thì giai đoạn thành niên trở đi là giai đoạn con người có năng lực hành vi pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi xã hội của mình.

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học đại cương (Trang 104 - 105)