Chủ thể trong quan hệ xã hộ

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học đại cương (Trang 62)

Quan hệ xã hội là quan hệ giữa các chủ thể hành động trong xã hội, được xem xét dưới hai cấp độ chính (vĩ mơ và vi mơ), thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hộị Quan hệ xã hội thể hiện ở bốn lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội: Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hộị Trong đó, quan hệ xã hội trong lĩnh vực kinh tế đóng vai trị đặc biệt quan trọng.

Ở cấp vĩ mơ là các nhóm, tập đồn hay tồn bộ xã hộị Các nhóm, tập đồn lớn này ở những vị trí xã hội khác nhau, thu nhập khác nhau, lối sống khác nhau tạo cơ sở cho sự tương tác, từ đó hình thành quan hệ xã hội giữa chúng.

Ở cấp vi mô là các cá nhân xã hộị Quan hệ giữa các cá nhân xã hội được các nhà xã hội học phương Tây đề cao, họ gần như đồng nhất nó với quan hệ xã hộị Tuy vậy, trên thực tế, quan hệ xã hội giữa các cá nhân chỉ là một bộ phận tạo nên toàn bộ quan hệ xã hộị Tất nhiên, các quan hệ giữa các cá nhân được thực hiện nhờ những tương tác xã hội có tính chuẩn mực, ổn định, cũng là quan hệ xã hộị

Điều cần chú ý là, quan hệ xã hội cấp vi mơ và vĩ mơ sẽ có những khác biệt nhất định khi chúng ta xét theo nội dung, qui mơ, ảnh hưởng, tính xã hội của mỗi loại quan hệ. Ở một khía cạnh cụ thể nào đó, có thể chỉ ra sự khác biệt là biểu hiện tính xã hội nhiều hay ít ở mỗi quan hệ xã hội nhất định.

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học đại cương (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)