Phân loại quan hệ xã hộ

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học đại cương (Trang 65 - 67)

Các loại hình tương tác xã hội phong phú bao nhiêu thì các loại quan hệ xã hội cũng phong phú bấy nhiêu, vì quan hệ xã hội được hình thành từ tương tác xã hội, thể hiện mối quan hệ giữa người và người ở tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, được hiện diện từ cấp vi mơ đến vĩ mơ. Chính vì vậy, các nhà xã hội học cũng đã có nhiều cách phân loại quan hệ xã hộị Thơng thường có ba cách phân loại quan hệ xã hội chủ yếụ

Phân loại quan hệ xã hội dựa theo vị thế xã hội: Xuất phát từ địa vị xã hội của chủ thể quan hệ, các nhà xã hội học chia quan hệ xã hội ra thành:

Quan hệ xã hội theo chiều ngang: Là những quan hệ giữa các chủ thể có vị thế xã hội ngang bằng. Ví dụ, quan hệ giữa Ông hiệu trưởng trường đại học này với Ông hiệu trưởng trường đại học khác.

Quan hệ xã hội theo chiều dọc: Là quan hệ giữa các chủ thể có vị trí cao thấp khác nhau trong xã hội như quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, giữa Trung ương và địa phương, giữa lãnh đạo (chủ thể quản lý) với nhân viên (đối tượng quản lý)... Ví dụ, quan hệ giữa Ông trưởng khoa của một khoa với Ông hiệu trưởng ở một trường đại học.

Phân loại quan hệ xã hội theo chủ thể: Từ các loại hình tương tác xã

hội dựa trên các chủ thể tương tác khác nhau, quan hệ xã hội thường bao gồm: Quan hệ xã hội giữa các tập đoàn lớn với nhau, quan hệ xã hội giữa các nhóm xã hội nhỏ với các tập đồn lớn, quan hệ xã hội giữa các nhóm xã hội nhỏ với nhau, quan hệ xã hội giữa các cá nhân với các tập đoàn lớn hay nhóm xã hội nhỏ, quan hệ xã hội giữa các cá nhân với nhaụ..

Phân loại quan hệ xã hội dựa vào lĩnh vực hoạt động xã hội có:

Quan hệ kinh tế, quan hệ chính trị, quan hệ văn hóa - xã hộị..

Tóm lại, lý luận xã hội học về hành động xã hội, tương tác xã hội, quan hệ xã hội và quan hệ biện chứng giữa chúng có vai trị, vị trí lớn lao trong việc nhận thức, giải thích và phát triển xã hộị Khi nghiên cứu xã hội, xã hội học bắt đầu bằng việc nghiên cứu hành động xã hội, tương tác xã hội và quan hệ xã hộị Việc xem xét các khái niệm quan trọng trên đây khi nghiên cứu xã hội học không thể phiến diện mà cần phải có cách nhìn tổng hợp, chắt lọc để tiếp thu tinh hoa tri thức xã hội học.

NỘI DUNG ÔN TẬP

1. Hành động xã hội và cấu trúc hành động xã hộị

2. Những yếu tố quy định hành động xã hội và phân loại hành động xã hộị

3. Tương tác xã hội, các lý thuyết về tương tác xã hội và các loại hình tương tác xã hộị

Chương 3

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học đại cương (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)