IV. THIẾT CHẾ XÃ HỘ
3. Các loại thiết chế xã hộ
Có nhiều cách phân loại thiết chế xã hội khác nhau, dựa trên các tiêu chí khác nhau: tính cưỡng bức, phạm vi áp dụng, giá trị xã hộị Để dễ dàng phân biệt, chúng ta có thể chia các thiết chế xã hội thành hai loại: thiết chế chủ yếu và thiết chế phụ thuộc. Căn cứ để thực hiện sự phân chia này là ba đặc điểm: tính phổ quát, sự cần thiết và tầm quan trọng của các thiết chế. Những thiết chế chủ yếu là thiết chế có tính phổ qt cao nhất, cần thiết nhất cho xã hội và được coi là quan trọng nhất cho lợi ích của cá nhân và xã hộị Đó là những thiết chế gia đình, kinh tế, chính trị, giáo dục, tơn giáo… Những thiết chế phụ thuộc là những thiết chế cụ thể, chi tiết nằm trong thiết chế chủ yếụ Sau đây là những thiết chế chủ yếu (bao gồm những thiết chế phụ thuộc kèm theo) và những chức năng chuyên biệt của các thiết chế chủ yếu nàỵ
- Thiết chế gia đình: Là hệ thống quy định ổn định và tiêu chuẩn hố quan hệ tính giao nam nữ để duy trì nịi giống của con ngườị Hình thức phổ biến của thiết chế gia đình hiện nay là chế độ một vợ một chồng sống với con cái trong gia đình.
ni dưỡng con cái, quan hệ họ hàng… Các chức năng chun biệt của thiết chế gia đình gồm có: Điều chỉnh hành vi tình dục và giới; duy trì sự tái sinh sản các thành viên trong gia đình từ thế hệ này sang thế hệ khác; chăm sóc, bảo vệ trẻ em và người già; xã hội hố trẻ em; gắn vai trị và thiết lập vị thế đã được thừa kế từ gia đình; đảm bảo cung cấp kinh tế gia đình...
- Thiết chế giáo dục: Là quá trình xã hội hoá phát triển một cách khơng chính thức ngay trong gia đình và trong mơi trường văn hố chung và một cách chính thức trong tổ chức giáo dục phức tạp của xã hộị
Các thiết chế phụ thuộc như thi tuyển, bằng cấp, học vị… Các chức năng chuyên biệt của thiết chế giáo dục gồm: Chuẩn bị nghề nghiệp xã hội cho cá nhân; truyền bá và chuyển giao di sản văn hoá qua các thế hệ; giúp cá nhân làm quen dần với các giá trị xã hội; chuẩn bị cho các cá nhân tiếp nhận các vai trò xã hội và đảm nhận các vai trò phù hợp với sự mong đợi của xã hội; tham gia kiểm soát và điều chỉnh hành vi cá nhân cũng như các quan hệ xã hộị..
- Thiết chế kinh tế: Là thiết chế mà nhờ đó xã hội được cung cấp đầy đủ về vật chất và dịch vụ. Nó bao gồm chủ yếu sự sản xuất, phân phối và trao đổi sản phẩm.
Các thiết chế phụ thuộc theo nó như: Tín dụng, ngân hàng, quảng cáo, hợp đồng kinh tế… Các chức năng chuyên biệt của thiết chế kinh tế bao gồm: Sản xuất, trao đổi hàng hoá và dịch vụ; phân phối hàng hoá và dịch vụ; tiêu dùng sản phẩm và sử dụng dịch vụ...
- Thiết chế chính trị: Là thiết chế biểu hiện tập trung các lợi ích về quan hệ chính trị tồn tại trong xã hội, quyết định bản chất giai cấp của hệ thống chính trị - xã hội, quyết định mức độ dân chủ hoá các lĩnh vực của đời sống xã hộị
Các thiết chế phụ thuộc theo nó là hệ thống pháp luật, hệ thống tồ án, cảnh sát, quân độị..
Chức năng của thiết chế chính trị liên quan chủ yếu đến việc phân chia, củng cố và thi hành quyền lực chính trị. Thiết chế chính trị có chức năng cơ bản là điều hịa các hoạt động về phân chia quyền lực chính trị
và kiểm sốt việc củng cố thi hành quyền lực chính trị. Thể chế hóa hiến pháp, các bộ luật hoặc các quy định dưới luật vào đời sống xã hội, thực thi các điều luật đã được thông quạ
- Thiết chế tôn giáo: Là thiết chế xã hội gần như tự động phát sinh từ đời sống tâm linh của các cá nhân và cộng đồng xã hộị Thiết chế tôn giáo nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của các thành viên trong xã hội, thúc đẩy sự hòa đồng và cố kết xã hội, tạo thêm các yếu tố văn hóa dân tộc. Các thiết chế phụ thuộc như tụng kinh niệm phật, cầu nguyện, các nghi thức hành lễ...
NỘI DUNG ÔN TẬP
1. Khái niệm cơ cấu xã hội và các loại cơ cấu xã hộị
2. Bất bình đẳng xã hội, một số lý thuyết về bất bình đẳng xã hội và cơ sở tạo nên bất bình đẳng xã hộị
3. Phân tầng xã hội, các hệ thống phân tầng xã hộị
4. Di động xã hội, các hình thức di động xã hội hội và những yếu tố ảnh hưởng đến di động xã hộị
5. Thiết chế xã hội, các đặc trưng và các chức năng của thiết chế xã hộị
Chương 4