IV. THIẾT CHẾ XÃ HỘ
b. Phân đoạn của nhà xã hội học người Mỹ, G Mead
Theo Mead, kết quả của q trình xã hội hóa là một nhân cách gồm hai thành phần của cái tôị Cái tôi chủ động và cái tôi bị động. Quá trình này trải qua 3 giai đoạn:
- Bắt chước: Đây là giai đoạn mà con người sao chép hành vi của người khác theo cơ chế bắt chước một cách bị động hoặc chủ động. Đứa trẻ thấy người lớn làm bất cứ việc gì nó cũng có thể bắt chước làm theọ Sự bắt chước này có thể chủ động hoặc bị động, chưa mang tính nhận thức. Chính vì vậy, người lớn trong q trình chăm sóc đứa trẻ cần làm gương cho nó học tập và bắt chước theọ
- Đóng vai: Đây là giai đoạn mà con người đã nhận thức được những hành vi tương ứng với vai trò xã hội nhất định, đặc biệt là các vai trò trong phạm vi quan sát được. Chẳng hạn khi trẻ con chơi với nhau chúng rất hay nghĩ đến việc đóng vaị Chúng chơi trị bố mẹ và con cáị Đứa trẻ đóng vai bố hoặc mẹ, nó nựng yêu hoặc mắng đứa trẻ bé hơn giống như bố mẹ mắng mình. Hay có lúc những đứa trẻ đó lại thích đóng vai cơ giáo và học sinh... Việc chuyển vai này giúp cho những đứa trẻ hình thành khả năng hiểu được những suy nghĩ và hành động của người khác trong khi thực hiện các vai trị đó. Đây là một bước quan trọng của việc hình thành nhân cách.
- Trò chơi: Ở giai đoạn này, đứa trẻ cần phải biết được sự địi hỏi khơng phải chỉ của một cá nhân nào đó mà của cả xã hộị Giai đoạn này giúp cái tôi trong mỗi con người không chỉ bị động tiếp nhận mà rất chủ động. Con người phân biệt rõ cái chung của xã hội và cái riêng của cá nhân, phân biệt rõ mình, người khác và cộng đồng. Đó là cơ sở để con người hòa chung vào cuộc sống cộng đồng.