IV. THIẾT CHẾ XÃ HỘ
4. Các quan điểm hiện đạ
ạ Quan điểm tổng hợp
Hầu hết các quan điểm hiện đại đều nhấn mạnh yếu tố giai cấp, các hình thức xung đột trong mỗi xã hội và giữa các xã hộị Tương tác phức tạp giữa nhiều yếu tố bên trong cũng như bên ngoài đã tạo ra sự biến đổi xã hộị Những yếu tố có thể ảnh hưởng tới biến đổi xã hội là:
- Môi trường vật chất: Bao gồm những biến động lớn và biểu hiện bất lợi của môi trường sinh thái do những nguyên nhân từ phía con người, là động lực tiềm ẩn thay đổi môi trường vật chất trong tương lai, là động lực của sự biến đổi xã hộị
- Công nghệ: Là tổng thể chung các phương pháp gia công, chế tạo, làm thay đổi trạng thái, tính chất, hình dáng ngun liệu hay bán thành phẩm trong quá trình sản xuất để tạo sản phẩm hồn chỉnh. Đó chính là
sự áp dụng các kiến thức trong thực tiễn, là tri thức ứng dụng. Nó có sức mạnh đối với sự biến đổi xã hộị Công nghệ mới như: tin học, công nghệ gen, công nghệ nanọ.. đã tạo ra sức mạnh to lớn cho sự biến đổi xã hội, đồng thời cũng giúp cho các nhà lãnh đạo giám sát và quản lý xã hộị
- Dân số và lao động: Là vấn đề quan trọng đối với sự biến đổi xã hộị Sự gia tăng dân số và lao động, sự thay đổi về quy mô, mật độ dân số và lãnh thổ ở từng vùng, từng ngành đã chứng tỏ điều đó.
- Giao lưu văn hóa: Trong thời đại hiện nay, thời đại quốc tế hoá, giao lưu văn hoá đã trở thành yếu tố hết sức quan trọng trong quá trình biến đổi xã hộị Các lĩnh vực du lịch, thương mại quốc tế, công nghệ viễn thơng tồn cầụ.. là những yếu tố có tác động mạnh mẽ và sự giao lưu đã diễn ra trên phạm vi rộng, đa phương, đa chiều ảnh hưởng lớn đến sự biến đổi xã hộị
- Xung đột xã hội: Là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến nhịp độ biến đổi xã hộị Xung đột xã hội thường diễn ra do những mâu thuẫn về lợi ích và vì lợi ích, vì tranh giành sự kiểm sốt các nguồn lực. Chính điều này đã góp phần tạo ra sự biến đổi xã hộị