IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI XÃ HỘI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM HIỆN NAY
2. Một số nội dung nghiên cứu cơ bản của xã hội học nông thôn
ạ Cơ cấu xã hội nông thôn
- Cơ cấu xã hội giai cấp: Trong xã hội nơng thơn, sự phân hóa giai
cấp gắn liền với quyền sở hữu và quy mô sở hữu đất đai với cách thức sử dụng quyền sở hữu đó. Tương ứng với từng hình thái kinh tế - xã hội và từng hình thức sở hữu ruộng đất mà trong xã hội nơng thơn có những giai cấp xã hội khác nhaụ Phổ biến là giai cấp chiếm nhiều ruộng đất như địa chủ, q tộc và giai cấp có ít hoặc khơng có ruộng đất như nơng nơ và nơng dân. Giai cấp địa chủ, quý tộc trong chế độ chiếm hữu nô lệ và thời kỳ đầu chế độ phong kiến cịn có vai trị tích cực, tiến bộ trong việc thúc đẩy sự phát triển của xã hộị Khi chủ nghĩa tư bản ra đời, giai cấp này dần mất vị trí và vai trị của nó. Giai cấp nơng dân là giai cấp đông đảo nhất ở nông thôn nên họ là lực lượng cơ bản tạo dựng đời sống vật chất và tinh thần ở nông thôn. Ở nơng thơn có thể có sự xuất hiện, phát triển hoặc mất đi của một giai cấp nào đó, nhưng riêng giai cấp nơng dân thì khơng thể mất được.
Khi phân tích cơ cấu xã hội - giai cấp ở nơng thơn địi hỏi phải đề cập đến các thành phần, tầng lớp xã hội khác đang tồn tại khách quan trong xã hội nơng thơn và ít nhiều ảnh hưởng đến giai cấp nơng dân, nhất là trong điều kiện nông thôn phát triển như hiện naỵ Đó là đội ngũ thợ thủ cơng, trí thức, doanh nhân,…
- Phân tầng xã hội ở nông thôn: Phân tầng là một hiện tượng kinh tế - xã hội mang tính khách quan. Sự phân tầng xã hội ở nông thôn về thực chất là phân tầng về thu nhập và mức sống mà biểu hiện trực tiếp của nó là sự phân hóa giàu nghèọ Đây vừa là một hiện tượng kinh tế, vừa là một vấn đề xã hội lớn và nan giảị Số lượng nghèo đói, khoảng cách thu nhập giữa những người giàu và người nghèo, sự chênh lệch về mức sống và sinh hoạt là những chỉ báo nói lên sự phát triển, tiến bộ của một xã hội, nói lên sự quan tâm đến con người như thế nào của các quốc giạ Đối với hầu hết các nước trên thế giới, sản xuất nơng nghiệp cịn chiếm tỷ trọng lớn và phải đương đầu với nạn nghèo đói - biểu hiện của phân tầng xã hội ở nông thôn.
- Cơ cấu xã hội - nghề nghiệp ở nông thôn: Đa số cư dân nông thôn
tham gia các hoạt động sản xuất nông nghiệp nhưng trong xã hội nông thơn khơng phải chỉ có lao động nơng nghiệp, mà cịn có các lực lượng lao động khác, thường xuyên chiếm tỷ lệ nhất định để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ đời sống người dân nông thôn. Tương quan giữa hai lực lượng lao động này phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế - xã hội khác nhaụ Trong các xã hội chưa phát triển, nông nghiệp với trồng trọt và chăn ni là ngành kinh tế chính, các ngành nghề khác chỉ được coi là ngành nghề phụ nhằm phục vụ cho nghề nông, lực lượng lao động làm các nghề phụ cũng chỉ là lao động phụ, không được coi trọng bằng nghề nông. Trong các xã hội có nền kinh tế phát triển, lao động nông nghiệp vẫn được coi trọng, nhưng vị trí của các ngành nghề khác mang tính phi nơng nghiệp cũng được đề cao, được coi trọng và có xu hướng chiếm tỷ lệ ngày càng cao hơn. Bởi vì, chỉ bằng lao động nơng nghiệp và sản xuất nơng nghiệp thì đời sống nơng thơn khó có thể phát triển hài hịa, không thể thỏa mãn được nhu cầu đa dạng của người dân.
Cơ cấu lao động - nghề nghiệp ở nông thôn không cố định mà thường xuyên biến đổị Sự biến đổi của cơ cấu xã hội - lao động nghề nghiệp ở nông thôn thường diễn ra theo hai xu hướng: một là, sức ép từ việc di chuyển lao động ồ ạt từ nông thôn ra thành thị; hai là, sự phát triển quá mạnh của công nghiệp dẫn tới xuất hiện nguy cơ thiếu lao động ở khu vực nông nghiệp và vấn đề đặt ra là phải thu hút lao động ở lại làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp.