- Vai trò xã hộ
c. Theo lý thuyết của Weber
Weber khẳng định bất bình đẳng xã hội và phân tầng xã hội tồn tại khách quan. Có 3 yếu tố ảnh hưởng đến việc phân tầng xã hội là địa vị xã hội, quyền lực chính trị và quyền lực kinh tế. Tuy vậy, quan niệm về giai cấp, lý giải về ảnh hưởng của giai cấp và địa vị kinh tế đối với phân tầng xã hội của ông có rất nhiều điểm khơng giống với Marx. Weber khơng nhấn mạnh yếu tố sở hữu để xác định giai cấp. Theo ông giai cấp chỉ là tập hợp những người có thể có cơ hội giống nhau trong việc tìm kiếm lợi ích. Địa vị kinh tế cũng khơng có ý nghĩa quyết định bất bình đẳng và phân tầng xã hộị
Như vậy, qua 3 lý thuyết về phân tầng xã hội ở các cách tiếp cận khác nhau đều thấy tính hợp lý ở mức độ nhất định. Trong đó, Marx và Weber được coi là hai người khổng lồ của lý thuyết phân tầng xã hội đã cho thấy những vấn đề cơ bản. Nếu như Marx đã chỉ ra căn nguyên, biểu hiện và cách giải quyết vấn đề phân tầng xã hội thì Weber đã chỉ rõ các tiêu chuẩn rất cụ thể để chúng ta có thể kiểm nghiệm trong thực tiễn.
Tuy nhiên, giữa Marx và Weber có sự đối lập về quan hệ sinh thành giữa cơ sở kinh tế và tinh thần xã hội, chính trị. Nếu Marx cho rằng, phương thức sản xuất vật chất của xã hội quyết định các vấn đề về văn hóa, chính trị thì Weber cho là ngược lạị Tuy vậy, cả hai đều cho rằng, về bản chất phân tầng xã hội đều do cơ sở (địa vị) kinh tế tạo nên. Trong
khi Marx nhấn mạnh đến vấn đề tư hữu của tư liệu sản xuất thì Weber lại nhấn mạnh đến vấn đề thị trường lao động. Thế nên, Marx đã cho chúng ta thấy rõ ranh giới bất bình đẳng về giai cấp thì Weber cho ta thấy sự khác nhau trong bản thân các giai cấp. Hoặc nếu Marx cho chúng ta thấy việc giải quyết mâu thuẫn đó bằng việc thực hiện cách mạng xã hội thì Weber lại cho rằng việc chuyển hóa đó chỉ có thể thực hiện được bởi cạnh tranh thị trường và phân công lao động quốc tế sẽ dẫn tới sự thay đổi địa vị và quyền lực chính trị, xã hội của các thành viên trong mỗi giai cấp và thậm chí là tồn thể giai cấp.
IIỊ DI ĐỘNG XÃ HỘI 1. Khái niệm di động xã hội 1. Khái niệm di động xã hội
Trong xã hội học, nói tới tính di động tức là nói đến sự thay đổi của một hay nhiều cá thể giữa các đơn vị được quy định của một hệ thống. Bên cạnh tính di động của các cá thể mang ý nghĩa xã hội nhưng xa trọng tâm của các khảo cứu là tính di động bắt nguồn từ các quyết định của các cá nhân hay tập thể, của những đối tượng vật chất và không phải vật chất như sự dịch chuyển của các xí nghiệp hay dịng đi, dịng đến của tiền vốn1.
Tony Bilton cho rằng, trong xã hội cơng nghiệp, các cá nhân có thể di động từ địa vị này sang địa vị khác bằng nỗ lực cá nhân. Trong xã hội đó, địa vị xã hội của cá nhân khơng nhất thiết có địa vị với gia đình. Nguồn gốc cá nhân di động lên hay xuống là nhờ vào tài năng2.
Như vậy, di động xã hội là khái niệm xã hội học dùng để chỉ sự chuyển động của các cá nhân, gia đình và nhóm xã hội trong cơ cấu xã hội và hệ thống xã hộị Nó nói lên tính linh hoạt của các cá nhân và nhóm xã hội trong kết cấu các tầng xã hộị Kết quả của di động xã hội là sự chuyển đổi vị trí của các cá nhân, gia đình và nhóm diễn ra trong một tầng lớp xã hội hay chuyển sang một tầng lớp xã hội khác.
1 G.Endruweit và G.Trommsdorff (2002), Từ điển xã hội học, Nxb Thế giới, (Ngụy Hữu Tâm và Nguyễn Hoài Bão dịch). Tr.115 và Nguyễn Hoài Bão dịch). Tr.115
2 Tony Bilton, Kevin Bonmett, Philip Jones, Michelle Stanworth, Ken Sheard và Andrew Webster, Nhập môn xã hội học, Nxb Khoa học xã hội, 1993, (Phạm Thủy Ba dịch). Webster, Nhập môn xã hội học, Nxb Khoa học xã hội, 1993, (Phạm Thủy Ba dịch).