Các loại hình tương tác xã hộ

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học đại cương (Trang 57 - 58)

Hành động xã hội là cơ sở của tương tác xã hội, vốn rất phong phú và vì vậy tương tác xã hội cũng đa dạng, phong phú trên nền hành động xã hội, nghĩa là hành động xã hội đa dạng, phong phú như thế nào thì tương tác xã hội cũng như vậỵ Mặt khác, tính đa dạng của hình thức tương tác xã hội cịn phụ thuộc vào mơi trường (thể chế kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội) diễn ra tương tác. Dựa vào các tiêu chí như chủ thể, mục đích… của tương tác xã hội, các nhà nghiên cứu đã trình bày nhiều cách phân loại tương tác xã hộị Dưới đây là một số phân loại chủ yếu:

ạ Phân loại dựa vào mối liên hệ xã hội giữa các chủ thể hành động (Lý thuyết của J. Sepanski)

Dựa vào mức độ phát triển từ thấp đến cao của hành động xã hội nên hình thành các cấp độ khác nhau của tương tác xã hội giữa các chủ thể. Từ đó J. Sepanski (người Ba Lan) phân chia tương tác xã hội thành các cấp độ:

- Sự tiếp xúc không gian: Các cá nhân chỉ có vị trí khơng gian quan sát gần nhau, mối liên hệ xã hội hầu như chưa có. Ví dụ, nhiều sinh viên được xếp chung vào một lớp học, họ đi học và cùng nhau có mặt trong một phòng học.

- Sự tiếp xúc tâm lý: Đã xuất hiện sự quan tâm, để ý lẫn nhau giữa các cá nhân trong tương tác. Ví dụ, trong lớp học kể trên, một số sinh viên qua tìm hiểu hay ngẫu nhiên biết được thông tin về nhau (quê hương, sở thích, lý tưởng...) thấy đồng cảm nên có cảm tình và muốn chia sẻ với nhaụ

- Sự tiếp xúc xã hội: Đã hình thành sự hoạt động chung, ví dụ các sinh viên trong lớp đã có sự liên hệ trao đổi cơng việc hay tình cảm với nhaụ

- Sự tương tác: Đó là việc thực hiện hành động và hành động đáp trả của các chủ thể. Các hành động này có mục đích tạo ra những phản ứng

tương tác từ phía đối tác. Ví dụ, một sinh viên trong số họ nêu gợi ý để cả nhóm cùng thực hiện một hoạt động xã hội chung nào đó và mọi người cùng có ý kiến trao đổi để thống nhất hoạt động.

- Quan hệ xã hội: Là những hệ thống phối hợp các hành động với nhau một cách ổn định, thường xuyên. Sau khi thống nhất cả lớp đều đồng tình phối hợp với nhau để thực hiện hành động một cách thường xuyên.

Chúng ta có thể hiểu những nội dung trên đây cũng là những hình thức, mức độ khác nhau trong tương tác xã hộị

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học đại cương (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)